Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khám phá sắc tố trên mặt ở nam và nữ

Michael J. Tarr, nhà khoa học tại đại học Brown cùng sinh viên tốt nghiệp Adrian Nestor đã khám phá ra sự khác biệt về màu sắc khi phân tích nhiều gương mặt. Họ xác định rằng đàn ông có khuynh hướng da hơi đo đỏ và nhìn chung thì da ở phụ nữ hơi xanh.

Khám phá này có liên hệ mật thiết trong các nghiên cứu khoa học như là nghiên cứu sự nhận thức mặt. Nhưng thông tin này có nhiều ứng dụng trong tiềm năng công nghiệp hoặc là các ứng dụng với khách hàng trong các lĩnh vực như kỹ thuật nhận dạng mặt, quảng cáo, và nghiên cứu phụ nữ áp dụng trang điểm như thế nào và tại sao.

“Thông tin màu sắc rất hữu ích và thiết thực để phân biệt nam và nữ,” Tarr, giáo sư nhãn khoa tại đại học Brown cho biết: “Có một chứng minh rằng màu sắc có thể hữu ích trong việc nhận diện đối tượng bằng mắt.”

Tarr cho biết ý kiến rằng màu sắc có thể giúp xác định các đối tượng tốt có thể gây nhiều tranh luận. Nhưng ông cho biết thêm, tuy nhiên những gì liên quan mà ông tìm thấy được có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích.

Nghiên cứu của Tarr và Nestor được báo cáo trong tạp chí Khoa Học Tâm Lý (Psychological Science). Bài báo sẽ được đăng trực tuyến vào ngày 8 tháng 12 và được in trong vài tuần sau đó.

Để kết luận nghiên cứu, Tarr cần rất nhiều gương mặt khác nhau. Phòng thí nghiệm của ông đã phân tích khoảng 200 bức ảnh của các gương mặt nam giới và nữ giới thuộc típ người da trắng ( 100 người nam và 100 người nữ) được biên soạn trong một ngân hàng dữ liệu tại Max Planck Institute ở Tübingen, Đức, được chụp sử dụng máy quét 3-D dưới cùng một điều kiện ánh sáng và không trang điểm. Sau đó, ông sử dụng chương trình MatLab để xác định số lượng sắc tố đỏ và xanh trên các gương mặt.

Ngoài ra, Tarr và phòng thí nghiệm của ông đã dựa vào số lượng lớn các gương mặt khác nhau được chụp dưới cùng một điều kiện được kiểm soát như nhau.
Những gì ông phát hiện ra là đàn ông được chứng minh có nhiều sắc tố đỏ trên mặt còn phụ nữ có nhiều sắc tố xanh hơn, trái ngược với những gì chúng ta nghĩ trước đó.

“Nếu nó có nhiều sắc tố đỏ trên mặt thì khả năng xác suất cao là người nam. Ngược lại, nếu có nhiều sắc tố xanh thì xác suất là nữ,” Tarr cho biết.
Để kiểm tra quan điểm về sau, Nestor và Tarr sử dụng hình ảnh á nam á nữ được sưu tập từ 200 gương mặt ban đầu. Thử nghiệm nhiều lần, ngẫu nhiên họ che phủ các gương mặt bằng “tiếng ồn nhìn thấy được” mà bao gồm hoặc là sắc tố đỏ hoặc là sắc tố xanh. Tiếng ồn khác với tĩnh điện mà có thể xuất hiện trên màng hình tivi không có tín hiệu.

Các đối tượng sau đó được yêu cầu để xác định giới tính của hình ảnh, không sử dụng bất cứ cái gì khác ngoại trừ việc dựa trên hình ảnh xáo trộn và các mẫu màu của gương mặt lờ mờ. Tarr miêu tả kết quả như là một “ảo giác mê tính,” tương tự như trong trận mưa ta nghe tiếng chuông cửa hoặc là tiếng chuông điện thoại mặc dù là khi không có tiếng chuông nào reo.

Các sinh viên tại đại học Brown tham gia trong nghiên cứu vì được hưởng các chi phí, và tất cả họ có cái nhìn bình thường hoặc chính xác mà không có sự mù màu. Mỗi người quan sát được nghiên cứu khoảng 20,000 sự thử nghiệm dàng trãi qua 10 phần trên mỗi giờ.

Một khi nghiên cứu hoàn thành, các hình ảnh được xác định bởi các đối tượng là nam hoặc nữ được phân chia thành hai cột theo giới tính.

Sau đó, mỗi cột hình ảnh được phân tích để xác định phân lượng màu sắc trung bình qua nhiều vị trí trên các bức ảnh.

Qua hai bộ của các hình ảnh gương mặt, Nestor và Tarr đã thấy rằng các cột nam giới thì có sắc tố đỏ hơn và các cột nữ giới thì có sắc tố xanh hơn.

Những khác biệt này không hoàn toàn – một vài gương mặt nữ giới thì đỏ hơn và một số gương mặt nam giới lại xanh hơn – nhưng nhìn chung, qua những gì tìm thấy và những  điều liên đến nghiên cứu, Tarr đã xác định rằng những người quan sát dựa trên màu sắc ở mặt khi cố gắng xác định giới tính của gương mặt đó. Đó là một sự thật khá đặc biệt khi hình ảnh của gương mặt trong ảnh lờ mờ hay bị che giấu.

Nghiên cứu khác đã phát hiện ra, ví dụ, những người quan sát nhạy cảm với màu sắc của mặt khi hình ảnh gương mặt bị nhòe để xác định đâu là hình dáng gương mặt thì hầu như không thể nhìn thấy.


(Theo PhysOrg - Sở KHCN Đồng Nai )

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Phát hiện con đường lây truyền HIV mới từ đàn ông sang phụ nữ
  • Thiếu Vitamin D gây nên các vấn đề về tim mạch
  • Bảo vệ răng: làm bề mặt răng trơn không để vi khuẩn bám vào được
  • Rượu vang đỏ chống lại bệnh lãng trí ở người già như thế nào?
  • Phát hiện 2 gen gây bệnh đa xơ cứng
  • Giày GPS cho người suy giảm trí nhớ
  • Ung thư sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trên thế giới vào 2010
  • Công nghệ nano quan trọng trong y học
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị