Luật thuế GTGT quy định vận tải quốc tế có mức thuế suất 0% |
Bộ Tài Chính vừa ban hành Công văn 15448/BTC – TCT ngày 2/11/2009 về việc thu thuế GTGT 10% trên chênh lệch giữa giá bán và giá mua cước vận tải quốc tế (VTQT). Tuy nhiên, hàng trăm DN logistics VN lại đang bức xúc về văn bản này. Theo các DN, đây là vấn đề làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các DN.
Thực tế, theo Hiệp hội giao nhận kho vận VN (VIFFAS) Công văn 15448/BTC-TCT hướng dẫn về cước VTQT, yêu cầu các DN VTQT kê khai phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua cước VTQT đã trái với Luật thuế GTGT. Trong đó, theo mục 1.1, chương II, điều 8 của Luật thuế GTGT thuế suất bằng 0% đối với vận tải quốc tế. Nghị định 123 trong chương II, điều 6 nói về thuế suất cũng khẳng định với DN mức thuế suất đối với VTQT là 0%, Nghị định nói rõ VTQT quy định tại khoản này bao gồm: vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa, trao trả quốc tế từ VN ra nước ngoài và ngược lại, đặc biệt NĐ nói có cả cảng nội địa và quốc tế. Vì vậy, VIFFAS cho rằng DN ngành này có thể dựa vào luật và nghị định để thực hiện. Bộ Tài chính cũng đã đưa ra hai thông tư hướng dẫn là Thông tư 129/2008/TT – BTC ngày 26/12/2008 tại điểm 3, mục II, Phần B là thuế suất bằng 0% đối với VTQT và Thông tư số 112/2009/TT – BTC ngày 2/06/2009 hướng dẫn cụ thể về thuế GTGT đối với VTQT, ngành Hàng không, Hàng hải nêu những điều kiện để thực hiện thuế suất 0% đối với VTQT thế nào. Theo đó, DN được tính thuế GTGT 10% khi: có hợp đồng vận tải và có chứng từ thanh toán. Hơn nữa điều bất cập là những người làm việc với kế toán của DN vận tải không hiểu nhiều về VTQT là gì và hợp đồng VTQT là gì vì hầu hết các DN VTQT chỉ có e-mail, báo giá... Chính vì vậy các DN có giải thích thì cán bộ thuế cũng không hiểu, do vậy đây là điều bất cập của 112.
Ông Trần Huy Hiền – Tổng Thư ký VIFFAS cho biết: công văn này đã vi phạm 4 nội dung:
Thứ nhất, thực ra cước vận tải thuế rất thấp, khoảng 10%, chênh lệch giá bán và giá mua không rõ vì khách hàng không mua cái chênh lệch mà chỉ biết là mua cước VT từ A đến B, DN không thể ghi phần chênh lệch được, trong NĐ hay TT không ghi rõ là cái gì ? Khi DN phát hành HĐ thì phải dựa vào HĐ mà trong HĐ không ghi phần đó, khi cơ quan thuế kiểm tra thường hỏi HĐ, mà trong HĐ không có phần chênh lệch cước, như vậy BTC đưa ra quá vô lý và vi phạm các quy định luật thuế, nghị định.
Thứ 2, văn bản này không phù hợp với kinh doanh VTQT. Theo thông lệ quốc tế thì DN VN hoạt động kinh doanh trong ngành này là DN vận tải, tại VN có trên 800 DN hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó có hơn 100 DN hàng đầu VN là thành viên của VIFFAS, các Cty này đều có quyền phát hành bưu phẩm trong đó có ghi nơi đi, nơi đến và DN có trách nhiệm mua bảo hiểm cũng như chịu trách nhiệm trước chủ hàng, giống như một nhà vận chuyển thực thụ.
Thứ 3, khi xuất HĐ, DN ghi cước VTQT từ điểm A đến B (từ VN đi đến một nước nào đó trên thế giới). Như vậy, theo thông lệ QT thì công văn này không phù hợp, vì các nước không phân biệt giữa nhà vận tải có tàu hay không có tàu, mà cước VTQT hay dịch vụ hoạt động có thể từng chặng một hay toàn chặng và bao gồm cả chặng nội địa (trong NĐ 123 cũng đã nêu điều này). Như vậy CV này trái với tập quán thương mại QT. Không DN nào lại nói với khách hàng biết là DN tôi mua giá này và bây giờ Cty tôi bán giá khác, cũng như khi chào giá bán không lẽ DN phải nói với khách hàng: một là giá gốc, một là giá chênh lệch cước, khi kết thúc DN phải xuất 2 HĐ. Như vậy DN vận tải không làm được bởi vì trong HĐ DN chỉ ghi chung một loại cước, nếu thực hiện theo CV này thì khách hàng sẽ thắc mắc tại sao trong HĐ ghi một giá lại xuất 2 HĐ. Đây là vấn đề gây khó khăn cho DN.
Thứ 4: Nếu DN thực hiện theo CV này thì DN phải xuất 2 HĐ, như vậy gây phiền phức cho DN, khách hàng sẽ biết được giá bán, giá mua của DN và cho rằng DN hưởng phần chênh lệch cao, nhưng thực tế trong phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán DN còn phải chịu nhiều chi phí khác.
Thêm nữa, nếu thực hiện công văn này sẽ tạo ra sự không công bằng giữa DN VN và DN nước ngoài.
(Theo Tuyết Lan // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com