Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hành trình tìm sự đổi mới

Bà Nguyễn Phi Vân - tinkinhte.com
Bà Nguyễn Phi Vân
Vượt qua 37 master franchisee (người mua nhượng quyền thương mại độc quyền) của thương hiệu Gloria Jean‘s Coffees (GJC) trên toàn cầu, Nguyễn Phi Vân đã lọt vào tầm ngắm của GJC International.
 
Từ tháng 10/2009, “cựu” giám đốc điều hành chuỗi cà phê nhượng quyền GJC tại Việt Nam đã bắt đầu đảm nhận vai trò mới. Đó là, tư vấn chiến lược cho GJC toàn cầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Đây được đánh giá là 5 thị trường có tốc độ phát triển nhanh, cần thiết và khá trẻ của GJC toàn cầu.

Lý do nào để GJC International (Australia) chọn Nguyễn Phi Vân vào vị trí trên? “Bên cạnh sự may mắn, có lẽ tôi là người vừa biết tiêu tiền, vừa biết kiếm tiền”, một đáp án khá dí dỏm của chị. Tuy nhiên, điều đó cũng bao hàm vai trò của người làm thương hiệu, biết cách dung hòa giữa người vạch định chiến lược (bộ phận marketing) và người bán hàng (bộ phận kinh doanh). Nếu nhìn vào những vị trí mà Nguyễn Phi Vân từng trải nghiệm, có lẽ không ai nghi ngờ về điều đó.

Thử thách lớn nhất của Nguyễn Phi Vân khi bắt tay vào công việc mới là trong một thời gian ngắn nhất, phải tìm hiểu và “ngấm” được văn hóa của từng vùng. Sẽ không ai hiểu được văn hóa của một quốc gia, nếu mình luôn là người đứng ngoài nhìn vào. Do đó, chị đã dành nhiều thời gian để “cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc” với người bản địa. Song song đó, là học cách logic hóa ngôn ngữ để có thể hiểu được điều họ nói.

“Nhiều người mua nhượng quyền tại các khu vực tôi phụ trách tư vấn, thắc mắc: Liệu tôi giúp được gì cho họ?”. Đó là những phản ứng khi Nguyễn Phi Vân tiếp xúc các master franchisee trong thời gian đầu ở cương vị mới. Bởi về căn bản, họ hiểu thị trường hơn cả chị. Tuy nhiên, do các đối tác chủ yếu có nền tảng từ khu vực tài chính, nên thế mạnh tổ chức và phát triển một thương hiệu lại trở thành “trợ thủ đắc lực” của Nguyễn Phi Vân khi ngồi vào bàn làm việc với họ.

Đối với nhượng quyền thương mại, hoàn vốn và lợi nhuận là giai đoạn hậu xây dựng thương hiệu. Điều này cũng giải thích vì sao các hợp đồng mua - bán nhượng quyền thường hay thỏa thuận thời hạn theo dạng “10 + 10” hay “10 + 20”... “Điều tiên quyết khi đưa thương hiệu nhượng quyền vào một thị trường mới là cách thức phát triển thương hiệu đó, nếu đi sai ngay từ đầu, thì sẽ khó có cơ hội phát triển về sau”, “cựu” Giám đốc điều hành GJC Việt Nam nhận định.

Đã từng nhiều lần tiếp xúc với nhân vật, từ khi Nguyễn Phi Vân mang thương hiệu GJC về Việt Nam (năm 2006), nhưng cứ mỗi lần gặp lại, Nguyễn Phi Vân luôn khiến người đối diện cảm nhận được cách mà chị tự làm mới bản thân mình. Hiện tại, Nguyễn Phi Vân đã chuyển giao quyền điều hành chuỗi cà phê nhượng quyền GJC tại Việt Nam cho một cộng sự khác để tập trung vào vai trò tư vấn.

Tôi hỏi chị: “Ngày xưa, chị ‘ra đi và mang về’, còn bây giờ thì sao?” (Nguyễn Phi Vân là nhân vật trong loạt bài “Ra đi và mang về” đăng trên Báo Tuổi Trẻ năm 2007). Vẫn với giọng cười “kinh điển”, Nguyễn Phi Vân hài hước: “Thì về rồi, lại đi! Nhưng lần này, điều khiến tôi tự hào là mình đã tiếp thị được hình ảnh của người Việt Nam ở một tầm vóc mới”.

Một thương hiệu được đánh giá ngang tầm Starbuck, hiện có 917 cửa hàng cà phê trên toàn thế giới (riêng ở Australia có 489), 37 hợp đồng Master Franchise tại 36 quốc gia. Năm 2009, GJC International đã mở thêm ở 10 thị trường mới, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ.

GJC là thương hiệu xuất phát từ Chicago (Mỹ) vào năm 1979. Đến năm 1996, GJC được mang về Australia thông qua nhượng quyền. Đây trở thành thị trường phát triển nhanh nhất của GJC. Năm 2004, người Australia mua được quyền mở rộng thương hiệu GJC ra quốc tế (trừ Mỹ).

Gloria Jean’s Coffees International:

Năm 2009, GJC International (thuộc Tập đoàn Jirek International) đã thương lượng với Praise International North America Inc. để mua lại hệ thống bán lẻ và nhượng quyền GJC U.S, bao gồm 112 cửa hàng cà phê ở 24 bang. Chiến lược của GJC International là đến năm 2011 sẽ có 1.450 cửa hàng được đưa vào hoạt động.

(Theo Hải Âu // Báo đầu tư)

  • Quảng cáo, Du học ( Cty Nam Phú có nhiều ưu đãi )
  • Công ty TNHH TM- DV - SX T.P.L ( CRYSTAL)
  • Nghề đại lý thuế: Vướng vì... thiếu hướng dẫn
  • Eurowindow : Khẳng định thương hiệu hàng đầu
  • FutaCorp: “Chất lượng là danh dự”
  • May Đáp Cầu - Một chặng đường tăng tốc
  • “Tôi không thích có sếp!”
  • Mở công nghệ cao từ cửa hẹp
  • Michael Pease - Tổng Giám đốc Ford VN: Việt Nam cuốn hút tôi
  • Tâm nguyện của Takashi Fujii
  • Lần đầu tiên Việt Nam có bãi đỗ xe thông minh
  • Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Đinh La Thăng: Ráo riết tìm kiếm thêm trữ lượng dầu
  • Cty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng: Một năm nhìn lại!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao