Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

May Đáp Cầu - Một chặng đường tăng tốc

Dây chuyền sản xuất hiện đại, nhà xưởng đồng bộ tạo nên thế mạnh cho Công ty cổ phần Đáp Cầu-Yên Phong tăng tốc.

Lễ khánh thành Công ty cổ phần Đáp Cầu-Yên Phong được tổ chức đúng vào dịp Kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 15 năm thành lập Tập đoàn Dệt may Việt Nam, 43 năm thành lập Công ty Cổ phần may Đáp Cầu (2-2-1967 – 2-2-2010). Sự kiện này thêm một lần nữa khẳng định vai trò của may Đáp Cầu luôn chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, góp phần đắc lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Công ty cổ phần Đáp Cầu- Yên Phong (DYC) do 3 cổ đông sáng lập:

Công ty cổ phần may Đáp Cầu; Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Dệt may (Tập đoàn DMVN); Công ty sản xuất và Thương mại Đồng Tiến. Địa điểm xây dựng Nhà máy tại xã Đông Tiến, huyện Yên Phong. Tổng mức đầu tư xây dựng Nhà máy: hơn 99 tỷ đồng, trong đó: (Giai đoạn 1: 56 tỷ 124 triệu đồng; Giai đoạn 2: 43 tỷ 210 triệu đồng). Năng lực sản xuất của DYC dự kiến đạt 9 triệu sản phẩm/năm (theo sản phẩm sơ mi quy chuẩn). Với quy mô từ 32 đến 36 chuyền sản xuất, Công ty bảo đảm việc làm ổn định cho  từ 1.800 đến 2.000 lao động.

 Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, từ khâu giải phóng mặt bằng, thu hồi đất lập dự án lựa chọn thiết bị, bố trí mặt bằng công nghệ đến khâu tổ chức thi công, Công ty luôn đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, tiến độ và tiết kiệm tối đa trên cơ sở thực hiện đúng các quy định hiện hành về công tác đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước. Công trình chính thức được khởi công tháng 6-2009 và hoàn thành tháng 11/2009.

 Vừa xây dựng Nhà máy vừa đào tạo lao động nên ngay từ quá trình sản xuất thử 450 lao động đáp ứng yêu cầu cho 8 chuyền sản xuất đợt 1. Trong quá trình tuyển sinh và đào tạo, Công ty áp dụng cơ chế miễn học phí cho học viên, đài thọ suất ăn trưa (với những học viên ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang được đài thọ cả tiền vé qua phà Đông Xuyên). Ngay trong thời gian sản xuất thử, công nhân được trả lương tối thiểu 1,2 triệu đồng/tháng và được hỗ trợ bữa ăn công nghiệp, tiền cầu phà hàng ngày.

 Trong thời gian sản xuất thử, ngoài số sản phẩm tiêu thụ nội địa đã sản xuất gia công xuất khẩu một số đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ với trị giá tiền công thu về trên 30.000 USD. Kết quả sản xuất tháng 01-2010 đạt 32.000 USD (tính theo giá gia công) một số chuyền sản xuất đã đạt năng suất từ 6 USD đến 7 USD/ngày công/người. Dự kiến 8 chuyền sản xuất đợt 1 này trong năm 2010 sẽ đạt danh thu (tính theo giá gia công) 800.000 USD (tương đương 14 tỷ đồng) đảm bảo thu nhập bình quân đầu người từ 1,5 triệu đồng đến1,8 triệu đồng/tháng. Những người có tay nghề khá, giỏi sẽ có mức thu nhập trên 2,5 triệu đồng/tháng.

 Đến nay việc đầu tư thiết bị đã hoàn thành về cơ bản cho 16 chuyền sản xuất. Công ty đang khẩn trương tiến hành việc tuyển sinh và đào tạo, đến tháng 6 năm 2010 sẽ tuyển đủ số lao động bổ sung cho 8 chuyền sản xuất mới để từ tháng 7-2010 toàn bộ công suất đầu tư cho giai đoạn 1 với 16 chuyền sản xuất được hoạt động. Hiện đã có 3 khách hàng ký kết hợp đồng sản xuất với Công ty: Công ty Yasaint (Đài Loan) đặt hàng từ tháng 12 năm 2009, Công ty Sing Lun (Singapore), Công ty Ma Ha (Hàn Quốc).

Các chỉ tiêu tăng trưởng giai đoan 2005-2009:     

Giá trị sản xuất tăng 1,5 lần. Tổng doanh thu tăng 2,85 lần. Kim ngạch xuất khẩu tăng 3,4 lần. Tổng vốn đầu tư tăng 8,26 lần. Lợi nhuận tăng 2,83 lần. Thu nhập bình quân lao động tăng 2,06 lần. Tổng nộp ngân sách tăng 8,18 lần.         

 Ông Nguyễn Đăng Luận, Chủ tịch HĐQT Công ty tự tin: “Đây là công trình Công ty đăng ký chào mừng 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 15 năm thành lập Tập đoàn DMVN. Chúng tôi đặt ra mục tiêu đến năm 2012 đạt được đến điểm hòa vốn trên cơ sở đảm bảo thu nhập của người lao động ổn định ở mức trung bình khá so với mức thu nhập bình quân trong khu vực”.

Với phương châm tăng tốc để đáp ứng ngày càng cao xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm may mặc, Công ty cổ phần may Đáp Cầu đã xây dựng các chương trình, chiến lược: Mở rộng và khai thác thị trường; Đầu tư tăng tốc; Định vị Thương hiệu; Đào tạo nguồn nhân lực; Cơ cấu tổ chức lại sản xuất…

 Trưởng thành từ trong khói lửa chiến tranh song bằng những nỗ lực vượt bậc, sự đoàn kết thống nhất trong tập thể lãnh đạo và công nhân viên cùng những giải pháp, bước đi tăng tốc phù hợp, May Đáp Cầu đã dần khẳng định vị thế, thương hiệu của mình trên thị trường. Việc Công ty triển khai thành công dự án Nhà máy may Đáp Cầu- Yên Phong một lần nữa cụ thể hóa quyết tâm của đơn vị đồng thời mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.

 

 

 

(Theo Bài và ảnh: Đào Đình Khoa/BacNinh)

  • Quảng cáo, Du học ( Cty Nam Phú có nhiều ưu đãi )
  • Công ty TNHH TM- DV - SX T.P.L ( CRYSTAL)
  • Nghề đại lý thuế: Vướng vì... thiếu hướng dẫn
  • Eurowindow : Khẳng định thương hiệu hàng đầu
  • FutaCorp: “Chất lượng là danh dự”
  • “Tôi không thích có sếp!”
  • Mở công nghệ cao từ cửa hẹp
  • Michael Pease - Tổng Giám đốc Ford VN: Việt Nam cuốn hút tôi
  • Tâm nguyện của Takashi Fujii
  • Lần đầu tiên Việt Nam có bãi đỗ xe thông minh
  • Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Đinh La Thăng: Ráo riết tìm kiếm thêm trữ lượng dầu
  • Cty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng: Một năm nhìn lại!
  • SABECO - Thương hiệu tự hào của người Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao