Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Tự tin ra biển lớn

Bốc xếp hàng qua cảng.
 Từ một đơn vị được tách ra khỏi Cục Hàng hải Việt Nam theo Quyết định số 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29-4-1995, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập sau 15 năm phát triển. Ðến nay, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam có 72 công ty con, công ty liên kết và đơn vị phụ thuộc. Trong đó có 15 công ty vận tải biển, 16 công ty liên kết và đơn vị phụ thuộc, 41 công ty và đơn vị dịch vụ hàng hải. Tổng số lao động gần 30.000 người. Trở thành một Tổng công ty mạnh của nền kinh tế đất nước, có tốc độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước 10%.

 Năm 2008 vừa qua, Tổng công ty đã nộp ngân sách 1.112 tỷ đồng, bảo đảm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Chín tháng đầu năm, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu cả năm như: Hàng thông qua cảng đạt gần 53 triệu tấn, bằng 101% kế hoạch, tăng 128% so với cùng kỳ. Hàng xuất khẩu bằng 181% so với cùng kỳ năm 2008. Hàng nhập khẩu đạt 112% kế hoạch năm 2009. Trong khó khăn chung của ngành hàng hải khu vực và thế giới về giá xăng, dầu tăng cao, giá vận chuyển xuống thấp, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh, đưa đội tàu của Vinalines vươn ra biển lớn.

 Ðổi mới mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh

  Những năm gần đây, Tổng công ty đã sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước yếu kém, đầu tư thêm vốn, phương tiện, nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, giải thể các xí nghiệp thành phần, các phòng, ban có cùng chức năng; xóa bỏ chế độ khoán theo kiểu tự trang trải; tiếp nhận các doanh nghiệp bên ngoài có nguyện vọng về Tổng công ty, thành lập mới các chi nhánh, doanh nghiệp ở các địa điểm, lĩnh vực giàu tiềm năng, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp. Chuyển bốn cảng: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ðà Nẵng và Sài Gòn thành Công ty TNHH một thành viên với tổng số vốn điều lệ Nhà nước nắm giữ 100% là 1.788 tỷ đồng, trong đó có ba cảng đang xây dựng phương án chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là các cảng Hải Phòng, Ðà Nẵng và Sài Gòn. Ðến nay, Tổng công ty đã cơ bản hoàn thành việc chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và chuyển các cảng sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên. Công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp của Tổng công ty đã hoàn thành kế hoạch được giao trước hai năm. Các doanh nghiệp sau khi được sắp xếp, chuyển đổi đã hoạt động có hiệu quả, phát triển bền vững. Tổng công ty phát triển từ 24 doanh nghiệp thành viên ban đầu lên 72 đơn vị thành viên.

  Nhằm từng bước triển khai hình thành một tập đoàn kinh tế hàng hải đa ngành của quốc gia và thực hiện Quyết định 216/2006/QÐ-TTg ngày 29-9-2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi Tổng công ty theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong năm 2007, Tổng công ty đã hoàn thành xây dựng và triển khai Ðiều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 192/QÐ-TTg ngày 12-12-2007; ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam; hoàn thành xây dựng đề án hình thành Tập đoàn Hàng hải quốc gia Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

  Ðẩy mạnh công tác đầu tư phát triển

  Tổng công ty đã bám sát định hướng đầu tư phát triển đội tàu vận tải biển theo hướng chuyên dùng, hiện đại, tập trung đầu tư tàu hàng khô trọng tải lớn, tàu chở dầu và công-ten-nơ. Từ đội tàu chỉ có 49 chiếc với tổng trọng tải 396.696 DWT đến nay, đội tàu của Tổng công ty có 151 chiếc với tổng trọng tải 2,68 triệu DWT, tăng gần bảy lần, chiếm 60% tổng trọng tải đội tàu quốc gia, hoàn thành trước gần hai năm mục tiêu phát triển đội tàu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ðặc biệt trong hai năm (2007 - 2008), toàn Tổng công ty đã đầu tư (mua và đóng mới) 53 tàu, với tổng mức đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD (20,400 tỷ đồng), tổng trọng tải khoảng 1,4 triệu DWT lớn hơn cả trọng tải số tàu Tổng công ty phát triển được trong mười năm trước. Cơ cấu đội tàu cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tàu có trọng tải lớn, tàu chuyên dụng và có độ tuổi trẻ hơn. Ðội tàu của Tổng công ty tiếp tục giữ vai trò nòng cốt của đội tàu biển quốc gia.

  Về đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển: Tổng công ty đã nghiên cứu và bước đầu triển khai một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển quốc gia như dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II; cảng Ðình Vũ - Hải Phòng; các dự án liên doanh đầu tư xây dựng và khai thác cảng với Tập đoàn SSA - Hoa Kỳ, Maersk A/S - Ðan Mạch và PSA - Xin-ga-po tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; dự án đầu tư xây dựng kho bãi công-ten-nơ tại Hải Phòng; triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cảng công-ten-nơ quốc tế Vũng Tàu, cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, khởi công xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn 2 và khu hậu cần Logistics. Từ 6,5 km dài cầu tàu ban đầu, Tổng công ty đầu tư nâng cấp, phát triển thêm và hiện đang quản lý khai thác trên 10 km dài cầu cảng. Các cảng trong Tổng công ty vẫn giữ vai trò chủ đạo và là cảng đầu mối tại các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước.

  Phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật và đăng ký các đề tài khoa học luôn được Tổng công ty chú trọng, kết quả đã nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng cho các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty, riêng trong năm năm (2004 - 2008) đã có 1.395 sáng kiến được đăng ký với giá trị làm lợi 31 tỷ đồng, 490 công trình giải phóng tàu nhanh, làm tăng hàng trăm ngày tàu vận doanh.

  Tổng công ty đã nghiên cứu thực hiện mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh khác nhằm phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế sẵn có, tận dụng được các cơ hội kinh doanh, hỗ trợ các ngành kinh doanh chính của Tổng công ty, đồng thời tạo tiền đề cho việc hình thành Tập đoàn Hàng hải sau này như triển khai các dự án đầu tư xây dựng : Nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh và Hải Phòng, các khu công nghiệp, trung tâm dịch vụ hậu cần sau cảng, logistics tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Ðà Nẵng, Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Phúc, Lào Cai, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa. Ngoài ra, Tổng công ty cũng đang tiến hành triển khai xây dựng các trường đào tạo nghề phục vụ cho ngành hàng hải và xuất khẩu thuyền viên tại Hải Phòng, Bến Tre và Nghệ An, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ chiến lược phát triển của Tổng công ty trong giai đoạn tới.

  Phương hướng, nhiệm vụ  trong thời gian tới

  Với những dự báo bất lợi về tình hình kinh tế thế giới trong năm 2009, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam xác định trong năm 2009, tập trung ưu tiên ổn định sản xuất vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội phát triển khi kinh tế thế giới và trong nước phục hồi vào năm 2010, bảo đảm việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động.

  Chín tháng đầu năm 2009, Tổng công ty tiếp tục huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển đội tàu, chuẩn bị cho thời điểm kinh tế hồi phục, đồng thời góp phần trẻ hóa và nâng tổng trọng tải đội tàu của Tổng công ty đạt tối thiểu hơn ba triệu tấn vào năm 2010, vượt so với mục tiêu đề ra trên 500 nghìn tấn tàu. Tổng công ty sẽ tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Vinashin đẩy nhanh tiến độ các dự án đóng mới còn lại thuộc chương trình 32 tàu biển,  bảo đảm đến cuối năm 2010 sẽ nhận bàn giao, đưa vào khai thác chiếc tàu cuối cùng thuộc chương trình này; tiếp tục đầu tư xây dựng các cảng theo đúng kế hoạch đã đề ra. Trình Chính phủ phê duyệt Ðề án chuyển Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thành Tập đoàn Hàng hải quốc gia Việt Nam; thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới Công ty Nhà nước, trong năm 2009 - 2010 tiếp theo hai doanh nghiệp cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Tổng công ty tiếp tục chuyển ba doanh nghiệp VOSCO, Vitranschart và Vosa thành Tổng công ty trực thuộc Tập đoàn, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con; hoàn tất cổ phần hóa cảng Khuyến Lương, hoàn tất cổ phần hóa các xí nghiệp phụ thuộc của cảng Sài Gòn (6 đơn vị), cảng Hải Phòng (2 đơn vị) và cảng Ðà Nẵng (3 đơn vị).

  Một tin vui đến với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam là Chính phủ đã phê duyệt đề án và giao cho Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin đóng mới thêm 40 tàu vận tải biển cho giai đoạn 2010 - 2015, đưa tổng trọng tải đội tàu biển của Vinalines đạt 8 triệu tấn vào năm 2020 (tăng gần ba lần so với hiện nay).

  Ðồng chí Dương Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cho biết: "Với tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế trên thị trường thế giới, thực hiện chiến lược kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020 của Ðảng và Nhà nước, chương trình hành động của Chính phủ cũng như chiến lược phát triển Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020, toàn Tổng công ty nỗ lực tập trung phát huy mạnh mẽ hơn nữa các nguồn lực để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, kế hoạch của các năm tiếp theo.

  Cùng với việc khởi công cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, nhiều cơ hội mới thuận lợi mới đang đến với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

  Tin rằng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các bộ, ngành, được sự hỗ trợ hợp tác của các đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước, cùng với những nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam sẽ thu được những kết quả thắng lợi vượt bậc, nhiều kỷ lục mới được xác lập, có ý nghĩa quan trọng, tạo được bước chuyển biến tích cực đối với vị thế và thương hiệu của Tổng công ty cũng như từng doanh nghiệp thành viên. Ðây chính là cơ sở vững chắc và là tiền đề quan trọng để Tổng công ty có thể tiếp tục đạt được những kết quả lớn hơn, vững chắc hơn trong các năm tiếp theo và thực hiện thành công kế hoạch phát triển giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ðặc biệt là thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế biển và chiến lược biển Việt Nam.

 

(Theo nhan dan)

  • Quảng cáo, Du học ( Cty Nam Phú có nhiều ưu đãi )
  • Công ty TNHH TM- DV - SX T.P.L ( CRYSTAL)
  • Nghề đại lý thuế: Vướng vì... thiếu hướng dẫn
  • Eurowindow : Khẳng định thương hiệu hàng đầu
  • FutaCorp: “Chất lượng là danh dự”
  • Đeo đuổi sản xuất ôtô thương hiệu Việt
  • Làm ăn với bạn, hãy là chính mình
  • Cái khó của sự kiên nhẫn
  • Thay đổi để đón cơ hội
  • Ðầu tư chiều sâu ở xi-măng Hoàng Thạch
  • Ứng dụng công nghệ mới ở Danapha
  • Việt Nam - thị trường đầu tư hấp dẫn
  • "Công nghệ xanh" ở Tổng Công ty Đông Bắc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao