Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CEO Cao Duy Phong: Vui khi… thất bại

tinkinhte.com

Khác lạ trong tư duy và dám làm khi bắt tay vào việc, đó là Cao Duy Phong. 22 tuổi đã làm CEO, 24 tuổi làm President, hiện là Chủ tịch HĐQT của Hasaico Group và sở hữu 5 công ty thành viên đó là Cao Duy Phong. Rời giảng đường đại học là “xông thẳng” vào thương trường rồi đi như… gió đầy tự tin, bản lĩnh, cũng là một Cao Duy Phong mà người ta từng biết tới. Đằng sau những thành công quá nhanh của một doanh nhân trẻ, là một Cao Duy Phong chưa từng bộc lộ trước công chúng?

- Nghe nói, nick Y!M của Phong sáng tới 16h/ngày. Phong làm gì trong suốt quỹ thời gian đó? Và phần còn lại được sử dụng như thế nào?

À, là một người điều hành công ty hoạt động trong lĩnh vực internet thì điều này cũng trở nên bình thường. Thông thường từ khoảng 23g00-02g30 là lúc tôi dành gần như toàn bộ cho việc tư vấn cho sinh viên, đọc báo và các báo cáo của nhân viên hằng ngày, viết các dự án cho công ty. Nếu rảnh tôi cũng thỉnh thoảng viết tài liệu giảng dạy cho nhân viên, sinh viên và học viên hoặc viết bài báo.

Tuy nhiên thời gian online nhiều nhất là dành cho việc chia sẻ kỹ năng sống, học tập và làm việc, training cho sinh viên nhiều chứ không chỉ chat qua yahoo, mà thông qua các diễn đàn, email, mạng xã hội tôi cũng có nhiều công cụ để chia sẻ với các em nhiều hơn.

Tôi thường online từ khoảng 8g sáng đến 2g30 đêm mỗi ngày.

- Tôi hỏi câu đó vì trong cái gọi là kỹ năng sống của giới trẻ hiện đại, sử dụng thời gian hợp lý là một trong những yếu tố được coi trọng. “Bán” toàn bộ thời gian của mình có cho công việc, có phải là con đường duy nhất để đi đến thành công?

Thực tế tôi vẫn dành thời gian để relax mỗi ngày chứ không phải toàn bộ, nhưng đúng là gần như lúc nào trong đầu tôi cũng chỉ nghĩ tới công việc, các dự án. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong các yếu tố giúp chúng tôi thành công nhanh hơn nội lực thôi chứ không hẳn là con đường duy nhất để thành công. Nó chỉ đến với những người thực sự tham vọng, nhiệt huyết và dám hy sinh những quyền lợi cá nhân để đi tới đích cuối cùng.

- Vậy nó chiếm bao nhiêu phần trăm trong sự thành công của Phong?

Với Phong thì việc dành toàn bộ thời gian cho công việc chiếm tới khoảng 80% để có được ngày hôm nay, bởi chỉ cần chậm trễ một chút thì chắc chắn đối thủ sẽ vượt xa chúng ta và chúng ta không còn cơ hội để đi lên.

Cùng thời điểm có thể cũng có người chung suy nghĩ, cùng ý tưởng với tôi, như tôi. Nhưng tôi khác họ ở chỗ tôi dám làm và hành động ngay khi có thể.

Giống như câu nói của Bill Gates: “Giá trị của sự cần mẫn nằm ở chỗ: nó tích tụ mầm mống cho sự may mắn. Càng chăm chỉ bao nhiêu, tôi càng được may mắn bấy nhiêu". Tôi vẫn thường lấy những danh ngôn như thế làm kim chỉ nam cho mình.

- Thành công của Phong ở cả vai trò CEO 8X và đào tạo nên đội ngũ lãnh đạo trẻ đã chứng minh nhiều điều trái ngược với lý thuyết thông thường, như: trẻ = thiếu kinh nghiệm, làm trái ngành… Còn điều gì Phong muốn làm mà không đi theo quy luật, trong tương lai?

Ở trên thế giới chúng ta vẫn được nghe về những câu chuyện thành công của những CEO chỉ mới 20-25 tuổi và họ chẳng phải vẫn đang làm việc rất tốt đó sao?

Thành viên của Hasaico tuy trẻ nhưng thực tế đã được tôi chọn lọc ngay từ năm 2, năm 3 đại học và cho các em tham gia công việc một cách chuyên nghiệp, liên tục trong những năm đó nên khi ra trường các em cũng không thua kém những người đi làm 2-4 năm rồi là mấy. Thực chất nhân sự của Hasaico vẫn đúng theo quy luật thôi, chẳng qua tôi chỉ làm nhanh hơn chứ không thay đổi bất cứ một quy luật nào cả.

Lại nói về việc tôi muốn làm, đó chính là việc tạo ra một sân chơi đẳng cấp cho sinh viên và doanh nhân, một tổ hợp giáo dục, việc làm và sân chơi thực sự cho giới trí thức ở tổ hợp dự án khoidaumoi.com. Dự án này cũng giúp tôi trở thành giảng viên của chính “trường học” mà mình mở ra.

- Tôi hơi ngạc nhiên vì đó là lĩnh vực giáo dục. Nếu đam mê nghề dạy học, sao Phong không chọn ngay từ đầu trường sư phạm, và sau đó, một ngành nghề liên quan?

Tôi thấy đây là điều rất bình thường, bởi giáo dục không có nghĩa chỉ có ở một trường học hay một lớp học. Trong suốt mấy năm làm việc, tôi nhận thấy tôi có khả năng truyền đạt và các em rất thích nghe những gì tôi chia sẻ, các em hiểu được vấn đề và áp dụng vào thực tế, khai thác tốt những gì đã học được thông qua các bài giảng, những buổi chia sẻ của tôi. Khi đó tôi quyết định làm một cái gì đó thực sự để có thể “nhân bản” nhiều hơn nữa, ví dụ, tôi có thể tạo ra 50 việc làm. Nếu có 1.000 người như tôi thì chắc chắn Việt Nam chúng ta cũng sẽ có thêm rất nhiều việc, 50.000 việc làm chứ không ít, giảm cảnh thất nghiệp và các tệ nạn rất nhiều.

- Training qua mạng xã hội, theo Phong có những ưu thế nào nổi trội. Làm thầy giáo qua mạng cần những phẩm chất gì, kinh nghiệm nào?

Hiện nay có nhiều công cụ giảng dạy, chia sẻ qua các mạng xã hội, các phần mềm giáo dục trực tuyến. Điểm mạnh của nó là tính lan truyền, phổ biến và một lúc có nhiều học viên tham gia và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Tiếp nữa qua đây cũng là cầu nối giao lưu giữa chính các bạn với nhau tạo ra một cộng đồng tri thức năng động, với những con người khát vọng và tràn đầy nhiệt huyết để cùng xây dựng Đất nước Việt Nam giàu mạnh hơn.

Thông qua mạng xã hội sẽ có những buổi giao lưu với hàng trăm ngàn sinh viên một lúc, đó cũng là cách tiết kiệm được rất nhiều chi phí và hiệu quả cũng khá cao.

Chia sẻ và giảng dạy qua mạng thì do đối tượng học viên là khá đa dạng, số lượng lớn nên bắt buộc chúng ta phải có kiến thức vừa sâu, vừa rộng để có thể đáp ứng được những yêu cầu của học viên và sinh viên.

Đặc biệt đây không phải là trường học mà là những buổi chia sẻ kỹ năng sống, học tập và làm việc cho sinh viên nên những người thầy làm công việc này cũng cần có những kiến thức thực tế nhất định, và xu hướng tôi muốn nhắm tới đó là doanh nhân chia sẻ cho sinh viên cũng như các chuyên gia tâm lý, giáo dục cùng làm thì sẽ dễ truyền tải thông điệp hữu ích cho sinh viên hơn.

Và quan trọng nữa là phải có khả năng ngồi máy tính nhiều giờ, sức khỏe thật tốt, đánh máy và nghĩ … thật nhanh! (cười). 

- Thương trường hay giảng đường thì cũng sẽ có những chuyện thị phi, những cái “bẫy” ngoài dự tính. Tận cuối con đường Phong đã và đang đi, Phong nhìn thấy niềm vui hay cay đắng? Bài học đón nhận thành công và đối diện thất bại của một thủ lĩnh trẻ?

Như vẫn chia sẻ với các em sinh viên, tôi luôn nói là chẳng có thành công nào là dễ dàng cả và muốn đi được tới đích chắc chắn sẽ có rất nhiều vật cản.

Tuy nhiên đã lựa chọn rồi chúng ta phải biết chấp nhận, sự ngọt ngào nào cũng có pha chút vị đắng của nó thôi, niềm vui hay cay đắng chính là do chúng ta định nghĩa. Ví dụ,  bạn thất bại nhưng bạn thấy chán chường, nhưng với tôi đó là một niềm vui khi tôi thất bại ở cái tuổi còn rất trẻ, từ đó tôi có nhiều trải nghiệm và thành công hơn ở trên con đường phía trước.

(Theo Xuân Sơn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao