Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Hoa Sen Group Trần Ngọc Chu: “Chúng tôi xây dựng thương hiệu bằng chiến thuật mưa dầm thấm lâu...”

Hoa Sen Group (HSG) là doanh nghiệp (DN) duy nhất của Bình Dương (KCN Sóng Thần) lọt vào Top 10 giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2009 (SVĐV) với thương hiệu Tôn Hoa Sen. Không dừng lại ở đó, thương hiệu Nhựa Hoa Sen, với cách làm ban đầu tương tự như tôn, tài trợ cho bóng đá, cũng đã và đang định hình để trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường nội địa.

Phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Ngọc Chu, Phó Tổng Giám đốc HSG về cách thức, con đường đưa các thương hiệu của Hoa Sen chiếm lĩnh thị trường.

- Một lần nữa thương hiệu Tôn Hoa Sen - sản phẩm của HSG đã khẳng định đẳng cấp trên thị trường bằng việc lọt vào Top 10 SVĐV 2009, ông có thể chia sẻ đôi điều về quá trình xây dựng thương hiệu của DN?

- Khi xây dựng DN, chúng tôi luôn nghĩ đến những khả năng xấu nhất có thể xảy ra, những thách thức lớn nhất sẽ đến, bởi vậy, chúng tôi đã xây dựng cách thức kinh doanh khác với hầu hết DN Việt Nam. Đó là xây dựng một thương hiệu mạnh - thân thiện, với chiến thuật “mưa dầm, thấm lâu” để tác động dần vào tâm trí của người tiêu dùng thông qua những chương trình hoạt động cộng đồng và từ thiện - xã hội...

Song song đó, HSG còn xây dựng một hệ thống bán lẻ với hơn 82 chi nhánh trải dài, rộng khắp cả nước và do chính DN sở hữu, nhờ đó có thể cung ứng hàng hóa của tập đoàn một cách nhanh chóng, kịp thời đến tay người tiêu dùng với giá của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn luôn đặt vấn đề dự báo biến động giá cả nguyên vật liệu và nhu cầu thị trường là một trong những việc rất quan trọng trong quá trình điều hành DN.

- Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, HSG đã ứng phó như thế nào để vượt khó vươn lên, khẳng định thương hiệu?

- Ngoài những lợi thế về thương hiệu mạnh, hệ thống sản xuất khép kín và hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, chúng tôi đã xây dựng được một môi trường làm việc thân thiện và đội ngũ cộng sự đáng tin cậy, làm được việc, tận tụy. Nhờ đó mà chúng tôi có thể vượt qua khủng hoảng. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và chính sách siết chặt tiền tệ của Chính phủ, nhu cầu nguyên vật liệu trong nước ở mức thấp nhất, giá cả nguyên vật liệu đã tụt giảm tới 50 đến 60%. Trong thời gian rất ngắn, chúng tôi đã vận dụng tối đa tất cả những ưu thế, nội lực của DN để giảm thiểu được những khó khăn, những tác động xấu và chúng tôi đã vượt qua rất nhanh, để có thể đạt được thành quả như hiện nay.

- Khủng hoảng vẫn tạo ra những cơ hội và DN thông minh sẽ nắm bắt được cơ hội để phát triển, HSG đã tìm thấy cơ hội và nắm bắt nó như thế nào, thưa ông?

- Tôi nghĩ, trong hoàn cảnh khó khăn đôi khi có thể là nguy cơ của DN này nhưng lại là cơ hội cho DN khác. Với HSG, triết lý cơ bản vẫn là đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất. HSG đang và sẽ hoạt động trên 6 lĩnh vực là tôn thép, vật liệu xây dựng, đầu tư tài chính, bất động sản, cảng biển và logistics. Trong đó, lĩnh vực tôn thép là chủ lực, hiện đang dẫn đầu ngành tôn mạ cả nước về sản lượng (chiếm trên 28% thị phần).

Khi khủng hoảng tác động đến nền kinh tế, Chính phủ đã có những gói kích thích kinh tế, với gói kích cầu kinh tế kịp thời, chúng tôi đã tranh thủ triển khai ngay việc đầu tư cho dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ (giai đoạn I - Dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm dày với công nghệ NOF) để đưa vào sản xuất cung ứng cho thị trường thay thế hàng nhập khẩu. Trong thời điểm khủng hoảng, giá cả máy móc thiết bị đã giảm từ 20 - 30%.

Đây có thể cho là việc chúng tôi đã nắm bắt được cơ hội trong khủng hoảng... Sắp tới, chúng tôi sẽ nâng cấp hệ thống lên khoảng trên 200 chi nhánh; đồng thời tiến hành đa dạng hóa các mặt hàng để trở thành một thương hiệu mạnh tầm cỡ quốc tế... Hiện HSG đã và đang bắt đầu triển khai xây dựng quảng bá tên tuổi cho dòng sản phẩm nhựa Hoa Sen và ống thép Hoa Sen.

- Xin cám ơn ông!

Trong năm 2009, Hoa Sen Group đã khởi công xây dựng dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, tại KCN Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giai đoạn 1 bao gồm 5 dây chuyền sản xuất, trong đó dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm dày với công suất 450.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt trang thiết bị của nhà máy trong giai đoạn 1 khoảng 502 tỷ đồng. Dự kiến, các dây chuyền của nhà máy này sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất trong tháng 4-2010.


(Theo THÀNH SƠN (thực hiện)BD)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần SetiaBecamex Khoo Teck Chong: Tổ chức Đại lễ Trung thu đầy ý nghĩa tại EcoLakes vào ngày khai trương Làng nhà mẫu
  • Vincom huy động vốn từ trái phiếu quốc tế
  • Davines và hành trình nâng cao giá trị cuộc sống
  • DoCoMo: 3G sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam
  • Đầu tư vừa phải, sở hữu văn phòng hạng A
  • Tái cấu trúc nền kinh tế : Cần kịch bản chi tiết
  • Nhiều doanh nghiệp đi bảo hiểm rủi ro tỷ giá, lãi suất
  • Bán cà phê dễ ẹc!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao