Triết lý sản phẩm và văn hóa bản địa là hai yếu tố có ý nghĩa quyết định sự thành bại của một thương hiệu toàn cầu khi thâm nhập vào từng quốc gia. Ông Nguyễn Tú - Giám đốc Davines Việt Nam đã có những chia sẻ về mối quan hệ giữa hai yếu tố kể trên.
Thực ra tôi nghĩ tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều cần có cơ duyên để gặp nhau và việc đến với Davines cũng vậy. Trước khi làm Davines, tôi hợp tác cùng thương hiệu TIGI. Có thể nói, đây là ngôi trường đầu tiên cho tôi những bài học về mỹ phẩm chuyên nghiệp, vì TIGI là một thương hiệu khá mạnh, đối tượng khách hàng của TIGI khá trẻ trung, mạnh mẽ, cá tính. Từ thương hiệu này, tôi hiểu ra rằng, tất cả sản phẩm khi được sinh ra đều có một đối tượng khách hàng rất rõ ràng. Một dòng sản phẩm hoặc một triết lý sản phầm đều được nghiên cứu và vẽ lên chân dung người sử dụng sản phẩm đó một cách chính xác. Tính cách của mỗi cá nhân sẽ quyết định việc lựa chọn sản phẩm. Và tôi đã gặp Davines, sự yêu mến thương hiệu này không phải từ lần thử sử dụng sản phẩm đầu tiên mà là khi nghe họ nói về triết lý làm nên sản phẩm đó – “dự án nâng cao giá trị cuộc sống” - (Life Enhancing Project), tạo nên giá trị yêu thương giữa con người với con người. Và điều đó dường như đã “trói” tôi với thương hiệu này. Bản thân tôi cũng là khách hàng chung thủy của Davines.
- Ông nghĩ sao về tính văn hoá bản địa trong sản phẩm? “Chất Ý” của người Ý thể hiện ra sao ở Davines?
Mỗi con người đều chịu tác động và ảnh hưởng từ miền đất mình sinh ra và lớn lên. Đó là sự kết hợp của các giá trị không gian, thời gian, văn hóa, con người… Davines sinh ra ở Parma, một thành phố rất thanh bình, cảnh đẹp như trong truyện cổ tích. Lần đầu tiên bước chân đến đây, tôi đã hiểu tại sao Davines lại có một “tâm hồn” đẹp đến thế. Ở Ý, sản phẩm được sinh ra trước hết phải hài hòa với khung cảnh đẹp như tranh của của xứ sở này, đồng thời chứa đựng một giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.
- Mỗi một sản phẩm của thương hiệu toàn cầu đều gắn với một điều gì đó giống như văn hoá tiêu dùng, vậy với Davines, ông nói gì với các nhân viên chăm sóc khách hàng và đại lý của mình về văn hoá sử dụng sản phẩm của thương hiệu?
Davines sẽ ra sản phẩm lấy ý tưởng từ chính hình ảnh mái tóc dài truyền thông của người phụ nữ Việt Nam |
- Davines là một sản phẩm của người Ý, ông có cho rằng nó sẽ chỉ thích hợp với những người Việt có chất tóc giống người Ý nói riêng và người châu Âu nói chung?
Thực ra rất nhiều người hỏi tôi như vậy và điều này xuất phát từ bản chất sự khác biệt giữa sản phẩm bình dân bán tại siêu thị và sản phẩm chuyên nghiệp bán tại salon. Với sản phẩm bình dân thì cứ mua là dùng, tất cả loại tóc và da đầu chung nhau một loại dầu gội. Đối với sản phẩm chuyên nghiệp thì khác hẳn, sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất dựa trên các nguyên nhân dẫn đến hỏng tóc. Tóc hỏng do hóa chất, do uốn nhuộm, do ô nhiễm môi trường, da đầu bị gàu, ngứa, tóc bị rụng... Các sản phầm chuyên nghiệp chăm sóc mái tóc xử lý vấn đề cụ thể đang làm hư tổn mái tóc của từng khách hàng.
- Theo ông, làm cách nào để khách hàng trong nước nhận diện được giá trị của một thương hiệu toàn cầu?
Điều thứ nhất phải nói cho khách hàng biết mình có mặt ở bao nhiêu nước, họ sẽ biết mình là một thương hiệu toàn cầu. Điều thứ hai là triển khai công việc thật tốt và chuyên nghiệp tại thị trường nội địa để khách hàng tin tưởng rằng điều đầu tiên mình nói là sự thật.
- Sự phản hồi của thị trường Việt Nam đóng vai trò như thế nào đối với khâu nghiên cứu phát triển và chiến lược sản phẩm Davines cho thị trường trong nước?
May mắn nhất cho Davines Việt Nam là văn hóa, tính cách, lối tư duy và cách suy nghĩ về sản phẩm của nhà sản xuất Davines Italy rất phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Chúng tôi thường xuyên trao đổi với bạn hàng về con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Nói nhỏ nhé, sắp tới Davines sẽ ra sản phẩm lấy ý tưởng từ chính hình ảnh mái tóc dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Về khía cạnh phát triển bền vững, việc phát triển một thương hiệu mới tại bản địa so với việc đem về thị trường trong nước một thương hiệu nước ngoài đã có tiếng, việc nào khó khăn hơn, và đáng ưu tiên hơn?
Thực ra cả hai đều khó, thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài cũng có cái dễ và cũng có cái rất khó. Điều quan trọng nhất là hiểu rõ về văn hóa và “tính cách” của sản phẩm, sau đó là tìm đến chính xác đối tượng khách hàng của sản phẩm, không được sai lệch. Tôi tin rằng trong thời gian không xa sẽ có nhiều thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam và điều quan trọng nhất để tồn tại với sản phẩm mỹ phẩm là ngoài thương hiệu ra, sản phẩm cần có chất lượng và hiệu quả vượt trội.
- Tại Davines Hair Show “Tỉnh thức” vừa qua, nhiều người thắc mắc về cái tên “Tỉnh thức”. Dường như cái tên này không mấy liên quan đến một cuộc trình diễn tóc?
Show diễn “đánh” vào hai giác quan là thị giác và thính giác. Âm nhạc làm cho người ta thức tỉnh, còn mắt được thư giãn. Show chiều chuộng giác quan của con người. Khi nghĩ đến hair show, mọi người nghĩ ngay là nơi trình diễn những mái tóc đẹp. Davines Hair Show đem đến cho khán giả cả những kiểu tóc, xu hướng, sự trình diễn của nhà tạo mẫu tóc trên sân khấu cũng như cảm nhận về thời trang, âm nhạc của các nền văn hóa khác nhau. Tất cả ê-kip làm chương trình đều mong muốn trí óc, giác quan của khán giả thực sự được nghỉ ngơi, thư giãn, gạt bỏ mọi lo toan cuộc sống để cảm nhận và thưởng thức những mẫu tóc đẹp, nghệ thuật cắt tóc của những người thợ trên nền âm nhạc và hình ảnh hòa quyện. Đó chính là sự “Tỉnh thức”. Và tuy là chiều chuộng giác quan của khán giả, nhưng để vừa lòng tất cả mọi khán giả một cách tuyệt đối thì quả thật rất khó. Ở góc độ người xem, mỗi người có thể chỉ thích một điểm nào đó trong cuộc trình diễn. Và mỗi điểm thích đó của mỗi khán giả đã là thành công của cả chương trình.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo Lê Hạnh // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com