Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chọn phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ông KYLER TAN, Tổng giám đốc Lenovo Việt Nam chia sẻ về hoạt động kinh doanh của Lenovo tại thị trường Việt Nam trong năm 2011.
 
Những mẫu máy tính ra mắt gần đây cho thấy, Lenovo chú trọng nhiều hơn vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông lý giải thế nào về định hướng kinh doanh này của Lenovo?

Lenovo nhận ra rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa là động lực tăng trưởng chính của các nền kinh tế mới nổi. Tại Việt Nam, khối doanh nghiệp này đóng góp khoảng 40% giá trị tổng sản lượng quốc nội. Còn theo dự báo của các hãng nghiên cứu thị trường, nhóm doanh nghiệp này có nhu cầu đáng kể về thị trường máy tính cá nhân.

Do vậy, Lenovo muốn đảm bảo vị thế dẫn đầu trong phân khúc khách hàng trên, thông qua các sáng tạo, cải tiền về sản phẩm, cũng như việc kết nối thương hiệu với nhóm khách hàng mục tiêu của Hãng. Trong giai đoạn này, việc tối quan trọng đối với Lenovo là phải được nhìn nhận như một hãng cung cấp những lựa chọn sản phẩm, giải pháp hấp dẫn. Điều này được thể hiện rõ qua việc ra mắt sản phẩm ThinkPad Edge 11, sản phẩm được thiết kế đặc biệt cho mảng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Vậy với các sản phẩm của Lenovo, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư như thế nào, thưa ông?

Theo kết quả của cuộc khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, do Lenovo tài trợ mới đây, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường coi giá trị của thiết bị phần cứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi mua sắm thiết bị công nghệ thông tin. Do đó, để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tìm đến các sản phẩm, giải pháp đột phá có tính ổn định, tin cậy cao, dễ dàng lắp đặt, nhưng phải có thiết kế thời trang phù hợp với cá tính của người dùng trong công ty. Lenovo mang đến cho các doanh nghiệp này nhiều lựa chọn tốt nhất với các sản phẩm dòng Think và dòng Idea, những chiếc máy tính được tối ưu hóa cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mang lại giá trị cao và hiệu năng mạnh mẽ, nhưng giá thành lại khá hợp lý.

Nhiều doanh nghiệp đang nhìn nhận việc đầu tư cho công nghệ thông tin chính là triển khai hệ thống máy tính, hoặc cài đặt phần mềm?

Việc triển khai hệ thống máy tính hay cài đặt phần mềm chỉ là hai yếu tố trong một hạ tầng công nghệ thông tin tổng thể.

Thực tế, chi phí trước mắt của một chiếc máy tính chỉ chiếm 20% tổng chi phí sở hữu và phần còn lại (80%), doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng chi phí trang trải sau đó.

Lenovo mang đến một loạt sản phẩm, giải pháp và dịch vụ, để giúp việc sử dụng máy tính của các doanh nghiệp trở nên hiệu quả, tiết kiệm và đơn giản hơn. Bằng cách tập trung vào việc giảm chi phí và sự phức tạp khi bảo dưỡng và duy trì máy tính sau khi mua sản phẩm.

Với các công cụ như TVTs và Lenovo Vantage, chúng tôi đảm bảo rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có thể chú trọng vào điều hành công việc kinh doanh, trong khi vẫn kiểm soát được ngân sách công nghệ thông tin.

Ông dự đoán như thế nào về nhu cầu của phân khúc khách hàng này trong năm nay?

Theo Lenovo, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ quan tâm nhiều hơn đến chi phí phí đầu tư cho công nghệ thông tin và dịch vụ. Họ muốn đầu tư rẻ nhưng có được dịch vụ giúp họ có những chức năng như bộ phận công nghệ thông tin của doanh nghiệp lớn thường có. Các sản phẩm và công nghệ ThinkVantage của Lenovo có thể giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề này một cách hiệu quả.

Hơn nữa, để hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất, Lenovo cũng đã mở Trung tâm Trải nghiệm Lenovo (LEC - Lenovo Experience Centre) tại Hà Nội, trung tâm đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á và là trung tâm trải nghiệm thứ ba của Hãng trên thế giới. Trung tâm LEC sẽ mang đến dịch vụ hỗ trợ cho tất cả các sản phẩm của Lenovo và các phần mềm liên quan của Hãng, cũng như các đường dây nóng dành cho việc hỗ trợ sau bán hàng.

(Theo Báo đầu tư)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Làm thương hiệu kiểu… “nhà quê”
  • Doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nhiều đến thương hiệu
  • Vì sao AES bán cổ phần “siêu” dự án điện?
  • Tổng giám đốc BAOVIET Bank: Phải “sống” mới chống được lạm phát
  • Phải cày sâu cuốc bẫm
  • Triết lý cuộc đời của tân Tổng giám đốc FPT
  • Tân Tổng giám đốc FPT nói về chiến lược sắp tới
  • LienVietBank “se duyên” với VNPT: “Thương vụ góp vốn rất đặc biệt”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao