Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gây dựng thương hiệu từ các liên kết

Ông Nguyễn Trần Quang - tinkinhte.com
Ông Nguyễn Trần Quang
Vài năm trước, Nguyễn Trần Quang là gương mặt quen thuộc trên các diễn đàn về thương hiệu, gắn với hàng loạt thương hiệu lớn tại Việt Nam. Bẵng anh gần như “lặng tiếng”...

... để rồi xuất hiện trong vai trò mới là Phó tổng giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Công ty cổ phần Bourbon An Hoà. Một cuộc chơi mới, một trải nghiệm mới của người đàn ông “lắm ý tưởng mới” này?

Cơ duyên nào khiến chuyên gia về xây dựng và phát triển thương hiệu của nhiều sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng Việt Nam lại xuất hiện ở một lĩnh vực có vẻ như khá khác biệt?

Cũng không quá khác biệt đâu. Thương hiệu sản phẩm tiêu dùng là của các doanh nghiệp sản xuất, của các sản phẩm cụ thể. Một khu công nghiệp, một vườn công nghệ thành thương hiệu sẽ là thương hiệu của một địa phương, thậm chí là một vùng kinh tế, thông qua một chuỗi các nhà sản xuất.

Mối liên kết trong sản xuất rất lớn, tầm ảnh hưởng lớn hơn khi các quốc gia đều đang cạnh tranh để “bán” lợi thế của mình để thu hút nhân tài, kỹ thuật tiền bạc từ các nhà đầu tư. Tôi cũng muốn thử sức trong sự liên kết mới này, trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Trong giai đoạn này, tôi xác định rằng, bất động sản công nghiệp là ngành sẽ tạo nên thế mạnh cho nền kinh tế.

Nói về bất động sản, thì phân khúc bất động sản công nghiệp có vẻ không dễ “nổi” như thị trường bất động sản dành cho dân cư, bất động sản du lịch. Bài toán thương hiệu của “Mr Thương hiệu” đang được tính toán thế nào?

Thị trường bất động sản đang thu hút nguồn lực lớn. Nhưng sức khoẻ nền kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào các ngành sản xuất, chế biến. Đây chính là các ngành thu hút được chất xám, tạo ra sức cạnh tranh, tạo ra hình ảnh cho doanh nghiệp, cho sản phẩm và cả nền kinh tế.

Nhìn từ góc độ thương hiệu, thì bất động sản công nghiệp chính là cơ hội cho phát triển thương hiệu quốc gia bởi yếu tố liên kết cao của ngành sản xuất. Đây là điểm khác biệt so với các phân khúc khác trong thị trường bất động sản. 

Cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng khó khăn hơn. Hiện tại, Việt Nam đã có khoảng 200 khu công nghiệp. Diện tích lấp đầy ở nhiều khu vẫn rất thấp. Đó là chưa kể nhiều khu mới chỉ tồn tại trên giấy.

Vào thời điểm này, khi hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam ngày càng rõ ràng hơn, lợi thế tự nhiên không còn lớn như trước, cơ hội để chụp giật sẽ không còn. Bài toán thương hiệu cho vùng, địa phương để thu hút các nhà đầu tư sẽ quyết định rất lớn thành công của các kế hoạch phát triển kinh tế. Theo tôi, lời giải là sự chủ động.

Khái niệm Vườn công nghiệp Bourbon An Hoà tại Tây Ninh là một sự chủ động?

Tôi muốn nhắc tới một điều mấu chốt là các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn thời gian qua đến Việt Nam vì bản thân sự hấp dẫn của thị trường mới nổi, vì dung lượng lớn của thị trường… Có nghĩa là họ chủ động tìm đến Việt Nam và chúng ta, với tư cách chủ nhà, làm nhiệm vụ tiếp đón.

Mọi việc đã khác. Để kéo được các nhà đầu tư lớn, tiềm năng, đúng định hướng phát triển, chúng ta phải tạo ra cơ hội, tạo ra sức hấp dẫn để cạnh tranh với các quốc gia, các nền kinh tế khác trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.

Các thương hiệu, tên tuổi lớn hiện đang rất quan tâm đến các trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, yếu tố tạo nên sự bền vững trong thương hiệu của họ. Chúng tôi chủ động xây dựng Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa trở thành khu công nghiệp sinh thái đầu tiên tại Việt Nam, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạn chế gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường. Chúng tôi đã có mặt ở Hà Nội, TP.HCM, ở Malaysia và tới đây sẽ đến Singapore và nhiều nơi khác để trực tiếp mời các nhà đầu tư trong định hướng.

Lâu nay, bài toán thương hiệu quốc gia đã ngốn không ít giấy mực, kinh phí nhưng vẫn chưa có được một hướng đi rành mạnh nào?

Thương hiệu quốc gia, theo tôi, phải bắt đầu từ chính những sản phẩm cụ thể, của ngành cụ thể. Nhưng để có thương hiệu của một sản phẩm, yếu tố liên kết chuỗi thương hiệu của các sản phẩm liên quan. Chúng ta chưa chủ động tạo ra sự liên kết đó.

Thương hiệu cơ bản là một cái tên, một sự khác biệt. Nhưng nó không thể sống bền nếu tách biệt ra ngoài chuỗi sản xuất, phân phối. Các doanh nghiệp càng lớn, thương hiệu càng lớn, thì sự phụ thuộc lẫn nhau trên chuỗi giá trị cộng hưởng càng cao. Một mắt xích trong chuỗi giá trị đó có vấn đề, thương hiệu của sản phẩm có thể bị ảnh hưởng.

Các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới họ đang đi theo con đường là tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, sản phẩm tham gia chuỗi giá trị của họ. Ví dụ như Nike không chấp nhận nhà sản xuất của mình vi phạm quy định về lao động, về môi trường bởi Nike đã phải chịu hệ luỵ rất lớn khi các nhà sản xuất trong chuỗi của họ bị phát hiện vi phạm pháp luật…

Trở lại bài toán sản phẩm thương hiệu quốc gia, tôi cho rằng, gốc vấn đề chưa được động tới. Thương hiệu quốc gia phải xuất phát từ thương hiệu sản phẩm, ngành, địa phương cụ thể. Song hành là hệ thống phân phối nội địa, nước ngoài các dòng sản phẩm đó. Thương hiệu Việt Nam sẽ khởi đầu tư những bước đi đồng bộ, với sự liên kết chặt chẽ từ trong ra ngoài.

Các quốc gia trong khu vực đã đi lên từ con đường này, và họ đã thành công khi xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia. Việt Nam đã bắt đầu, nhưng vẫn thiếu một chiến lược bài bản từ sản xuất, thương mại, tiếp thị, quảng cáo…

Trong chiến lược này, bàn tay của Chính phủ có cần thiết?

Chắc chắn. Chính phủ đã làm, đã có kế hoạch nhưng vẫn thiếu sự giao thoa. Tôi cho rằng, nếu các cơ quan nhà nước đi cùng doanh nghiệp nhiều hơn, sâu hơn, cùng đi ra ngoài để tìm hiểu thị trường, tìm hiểu các khâu đoạn liên kết của doanh nghiệp, Chính phủ sẽ biết phải làm gì để hỗ trợ thúc đẩy chuỗi liên kết đó.

(Theo Khánh Linh // Báo đầu tư)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Savills: Cạnh tranh sẽ kích thích thị trường bán lẻ
  • VEAM sản xuất ô tô
  • VNDIRECT: Diện mạo mới, giá trị mới
  • TS. Phan Quốc Việt: Vì một cộng đồng Việt tâm sáng, tầm cao
  • Thị trường thép 2010: Hồi phục cùng kinh tế
  • SPT và SK Telecom đã đạt thỏa thuận nguyên tắc lập liên doanh
  • Một “người Mỹ lắng nghe”
  • Vinashin hứa “bù đắp” cho Petro Vietnam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao