Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đã đến lúc cần làm thí điểm

Ông Lê Song Lai.

Ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), trả lời phỏng vấn về đề xuất thuê người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp của tổng công ty.

Thưa ông, tại hội nghị người đại diện vốn nhà nước mới đây, SCIC đã đưa ra đề xuất triển khai thí điểm cơ chế thuê người đại diện chuyên nghiệp, độc lập để nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Vì sao SCIC đưa ra đề xuất này và đến nay đã triển khai đến đâu?

-Không phải đến hội nghị này, vấn đề thuê người đại diện mới được đặt ra. Trước đó, Quy chế người đại diện vốn của SCIC tại doanh nghiệp năm 2009 đã quy định hai hình thức ủy quyền cho người đại diện.

Đó là (1) ủy quyền thông qua văn bản quyết định trong trường hợp SCIC cử người trực tiếp thực hiện đại diện vốn và 2) ủy quyền thông qua hợp đồng, trong trường hợp SCIC ủy quyền cho lãnh đạo doanh nghiệp làm người đại diện vốn hoặc thuê người đại diện.

Tuy nhiên, thời gian qua, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do những vướng mắc về cơ sở pháp lý và tồn tại lịch sử, cơ chế thuê người đại diện chưa được triển khai như dự kiến.

Từ thực tiễn hoạt động của người đại diện vốn nhà nước, để chuyên nghiệp hóa công tác này, chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần thí điểm thực hiện cơ chế ký hợp đồng thuê người đại diện để rút kinh nghiệm trước khi triển khai trên diện rộng.

Hiện nay, trong khi các cơ quan chức năng đang soạn thảo một số văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về cơ chế thù lao, đãi ngộ, địa vị pháp lý của người đại diện để có cơ sở áp dụng thống nhất, SCIC đã chủ động thuê công ty luật trong nước soạn thảo hợp đồng thuê người đại diện vốn, phù hợp với các nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và yêu cầu quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực tiên tiến.

Sau đó, chúng tôi sẽ tổ chức thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi của người đại diện và các cơ quan chức năng để chỉnh sửa cho sát với thực tế trước khi áp dụng.

SCIC đã có bản quy chế người đại diện, nhưng thực tế 600 người đại diện của SCIC tại các doanh nghiệp hiện vẫn hoạt động trong một hành lang pháp lý thiếu rõ ràng, nơi mà quyền lợi không gắn liền với trách nhiệm. Vậy làm thế nào để việc thí điểm thuê người đại diện nếu được thực hiện sẽ không phải là sự thay đổi về hình thức?

- Sau bốn năm triển khai Quy chế người đại diện, SCIC đã rút kinh nghiệm và có một số bài học để nâng cao hiệu quả hoạt động của người đại diện. Một trong số các bài học này là phải gắn chặt quyền và lợi ích mà người đại diện khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao với trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Để làm được điều này phải thay đổi bản chất mối quan hệ giữa người đại diện vốn nhà nước và cơ quan cử người đại diện, chuyển từ mối quan hệ cử-giao còn ít nhiều mang dấu ấn của cơ chế mệnh lệnh, hành chính, cấp trên-cấp dưới sang mối quan hệ ủy quyền, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi khi tham gia các giao dịch dân sự, thương mại.

Đương nhiên, khi xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người đại diện vốn cần xem xét đến nhiều yếu tố như đặc thù của doanh nghiệp mà họ đại diện: quy mô, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp khi tiếp nhận quyền đại diện... Đồng thời, cần thường xuyên đánh giá chất lượng và kết quả công việc của người đại diện vốn nhà nước thông qua những tiêu chí công khai, minh bạch và có thể lượng hóa được, bằng việc sử dụng nhiều kênh thông tin, trong đó có cả các ý kiến phản hồi từ ban lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp hoặc các cổ đông khác.

Trên cơ sở đó, sẽ có những điều chỉnh kịp thời về quyền lợi, đảm bảo khen thưởng, động viên xứng đáng những người đại diện có thành tích, đi đôi với việc kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với những trường hợp gây thất thoát, làm ăn kém hiệu quả.

Năm 2004, Chính phủ đã cho phép thí điểm thuê tổng giám đốc điều hành ở một số doanh nghiệp nhà nước nhưng đến nay việc này xem như đã thất bại. Liệu việc thí điếm thuê người đại diện có tránh được vết xe đổ này không?

- Có sự khác nhau nhất định giữa cơ chế thuê tổng giám đốc điều hành tại một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và việc ký hợp đồng thuê người đại diện của SCIC. Sự khác nhau này không chỉ thể hiện ở chỗ tính chất, nội dung công việc mà còn ở chỗ hai chức danh trên hoạt động theo hai khuôn khổ pháp lý khác nhau.

Cụ thể, phần lớn trong số trên 900 doanh nghiệp mà SCIC từng tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước (con số hiện nay là 540 doanh nghiệp) là các DNNN đã thực hiện cổ phần hóa, tỷ lệ vốn nhà nước còn lại chiếm trung bình khoảng 40%.

Nói cách khác, đây là những công ty cổ phần, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và SCIC chỉ là một trong số các cổ đông. Mặc dù là một cổ đông lớn, nhưng không thể tự mình quyết định mọi việc như trong trường hợp công ty TNHH nhà nước một thành viên.

Về lý thuyết cũng như trên thực tế, người đại diện vốn của SCIC tại các doanh nghiệp một mặt chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều chủ thể, nhưng mặt khác, cũng được tạo ra một sân chơi rộng hơn để thi thố tài năng và phẩm chất lãnh đạo của mình, đồng thời, được tưởng thưởng xứng đáng với những đóng góp của mình vào kết quả chung của doanh nghiệp mà không bị ràng buộc bởi những hạn chế về lương thưởng như thường thấy tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Chúng tôi cho rằng chính sự khác biệt căn bản này là tiền đề không thể thiếu để đảm bảo một kết quả khả quan cho việc thực hiện thí điểm cơ chế ký hợp đồng thuê người đại diện. Ngoài ra, do là người thực hiện sau, khuôn khổ pháp lý đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện hơn, nên chúng tôi cũng có điều kiện để học hỏi, rút kinh nghiệm từ thực tiễn trước đó để không lặp lại những vấp váp đã từng xảy ra.

Vậy SCIC có chủ động đề xuất lên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ… phương án thuê người đại diện thay vì chờ Bộ Nội vụ ban hành quy chế?

- Tôi được biết, hiện nay, một số cơ quan chức năng đang khẩn trương xây dựng để sớm ban hành các văn bản hướng dẫn về chế độ đãi ngộ đối với người đại diện vốn nhà nước, áp dụng chung cho tất cả các đối tượng người đại diện, trong đó có người đại diện vốn của SCIC tại các doanh nghiệp. Do đang sử dụng một số lượng khá lớn những người đại diện, SCIC cũng đã chủ động đề xuất hướng giải quyết lên các cơ quan chức năng để có phương án tháo gỡ.

Đối với SCIC, trong thời gian tới sẽ thực hiện cơ chế, chính sách huy động các chuyên gia giỏi; bổ sung thêm thành viên HĐQT là các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, cho phép thuê thêm một số chuyên gia đầu tư tài chính tham gia điều hành công ty.

(Theo Ngọc Lan // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Để doanh nghiệp gỗ phát triển bền vững?
  • Đừng coi thương hiệu là món đồ trang sức
  • Trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Văn Xuân - Chủ tịch HĐQT Banknetvn
  • Đầu tư bất động sản du lịch: “Cần tầm nhìn chiến lược”
  • Chất lượng sản phẩm gắn với trách nhiệm xã hội
  • Chuyện người phát giá vàng
  • Hợp tác để có nhiều sản phẩm tiện ích
  • Dùng công nghệ thông tin hỗ trợ tài chính công
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao