Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đừng coi thương hiệu là món đồ trang sức

Với kinh nghiệm nhiều năm làm thương hiệu, ông Nguyễn Hà Hùng – Giám đốc sáng tạo của hyPress Communications cho rằng, việc thay đổi thương hiệu là hết sức cần thiết, bởi trong giai đoạn hiện nay nó là công cụ kinh doanh quan trọng với mọi doanh nghiệp.

- Theo nhìn nhận của ông, đâu là thời điểm tốt nhất để thay đổi thương hiệu?

Đó là khi thấy khách hàng không phân biệt được đâu là sản phẩm, dịch vụ của mình, không phân biệt được họ với đối thủ. Thay đổi một hệ thống nhận diện có hai dạng thức, đổi mới hoàn toàn và đổi mới một phần. Rất hiếm khi xảy ra đổi mới hoàn toàn, đặc biệt là với những doanh nghiệp đã tồn tại nhiều năm.

- Với kinh nghiệm của mình, anh nhận thấy doanh nghiệp quan tâm đến những yếu tố nào nhất khi thay đổi? Họ đòi hỏi điều gì?

Đặc điểm nhận diện của một thương hiệu cũng có nhiều phần giống đặc điểm nhận dạng một người. Nếu coi logo là cái ảnh chứng minh thư, thì cái gì sẽ là cái răng cái tóc? Cái gì sẽ là cái móng tay cáu bẩn đối với một thương hiệu? Giọng điệu cửa quyền và thói hống hách trong giao tiếp cũng là những đặc điểm giúp khách hàng nhận diện doanh nghiệp/tổ chức đó họ là ai, bày tỏ thái độ và quyết định hành vi. Hệ thống nhận diện bao gồm nhiều yếu tố hơn là chỉ có logo, slogan và tên. Các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp sẽ tư vấn cho doanh nghiệp cần những gì và tại sao.

Đòi hỏi, yêu cầu của các doanh nghiệp rất khác nhau. Số đông họ quan tâm đến 3 yếu tố, chi phí bao nhiêu, hết bao nhiêu thời gian và phải “đẹp”. Cũng có doanh nghiệp đòi hỏi chứng minh logic của các giải pháp, thuyết trình về các căn cứ sáng tạo, số này không nhiều.

- Vậy anh có thể đưa ra khuyến nghị gì với những doanh nghiệp muốn thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu?

Mỗi doanh nghiệp đều khác nhau. Không có một lời khuyên hay giải pháp nào đúng cho tất cả. Tuy nhiên, xác định mục tiêu rõ ràng, lựa chọn đúng nhà cung cấp dịch vụ, dành nguồn lực thích đáng và ngân sách phù hợp là 4 yếu tố quyết định sự thành công của một dự án xây dựng thương hiệu. Và điều đặc biệt là doanh nghiệp đừng coi thương hiệu là món đồ trang sức, tốn thời gian làm đẹp nó, mà quên đi việc mài sắc công cụ này.

- Xin cảm ơn anh!

(Theo Bích Ngọc // Báo Doanh nhân)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Văn Xuân - Chủ tịch HĐQT Banknetvn
  • Đầu tư bất động sản du lịch: “Cần tầm nhìn chiến lược”
  • Chất lượng sản phẩm gắn với trách nhiệm xã hội
  • Chuyện người phát giá vàng
  • Hợp tác để có nhiều sản phẩm tiện ích
  • Dùng công nghệ thông tin hỗ trợ tài chính công
  • Người phụ nữ 'của hiếm' trong ngành kinh doanh ô tô Việt
  • Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây biến đổi gen của Philippines
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao