Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đại diện Dragon Capital bình luận gì về việc điều chỉnh tỷ giá?

 "Khi thức dậy, mở mắt ra thì tài sản ròng của chúng tôi giảm đi 7%. Như vậy, ngắn hạn theo tôi là không tốt…"

Thưa ông, Ngân hàng Nhà nước cuối tuần qua đã quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3%. Vậy ông nhận định thế nào về động thái này?

Ông Lê Tuấn Anh:Theo tôi, việc điều chỉnh tỷ giá này đã nằm trong dự kiến, điều này thực sự không tạo ra cú sốc cho thị trường. Tôi nghĩ việc điều chỉnh này là hợp lý vì giá USD trên thị trường ngân hàng và thị trường không chính thức đã chênh nhau khoảng 7-8% trên giá trần từ tháng 11/2010. Việc điều chỉnh này tôi hy vọng hai thị trường sẽ liên thông lại với nhau.

Điểm tiếp theo tôi muốn nói là, tỷ giá là kết quả của nhiều chính sách vĩ mô khác nhau, do đó việc điều chỉnh tỷ giá không chưa chắc đã đủ. Mà quan trọng hơn là các chính sách khác phải đồng bộ để giúp ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tỷ giá trong thời gian tới. Có thể nói một cách ngắn gọn là những chính sách về lạm phát, về hiệu quả của đầu tư công, cũng như tài khoản vãng lai.

Tôi cũng xin thưa một điều là có thể có một số nhà kinh tế nói vấn đề điều chỉnh tỉ giá như vậy sẽ ảnh hưởng đến lạm phát, nhưng theo tôi nghĩ sự ảnh hưởng này sẽ không cao như họ tưởng.

Lý do là tỷ giá giao dịch trên thị trường không chính thức đã nằm ở mức 20.900, 21.000 đồng/USD, nghĩa là tỷ giá đã thực sự đang giao dịch ở mức đó thì ảnh hưởng của lạm phát thực sự đã ảnh hưởng vào 2, 3 tháng trước.

Và do vậy, việc điều chỉnh tỷ giá như vừa qua thực ra chỉ là một cách chính thức hóa tỷ giá, nhằm liên thông hơn giữa thị trường không chính thức và thị trường chính thức.

Cùng với việc điều chỉnh tỷ giá thì Ngân hàng Nhà nước cũng quyết định thu hẹp biên độ giao dịch từ +/- 3% xuống còn +/- 1%, ông có bình luận gì về động thái này?

Ông Lê Tuấn Anh:Theo tôi, đây là một chính sách khá khôn khéo, có thể tôi nghĩ khác một số nhà kinh tế khác nhưng chúng ta đang muốn hạn chế nhập siêu và nếu quý vị để ý thì việc tính thuế nhập khẩu trước đây dựa vào tỷ giá bình quân liên ngân hàng do nhà nước công bố ở mức 19.000 đồng/USD.

Nhưng theo tỷ giá hiện tại, sau khi điều chỉnh 9,3%, tỷ giá tính thuế cho các nhà nhập khẩu sẽ là 20.693 đồng/USD, có nghĩa là tỷ giá mua trên thị trường thực sự điều chỉnh có 7%, mà tỷ giá tính thuế cho các nhà nhập khẩu tăng tới hơn 9%. Điều đó giúp cho vấn đề nhập siêu.

Thứ hai, trước đây biên độ giao dịch tỷ giá là +/-3% đã hạn chế sự linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình quản lý. Bây giờ biên độ giao dịch chỉ còn +/-1% thì Ngân hàng Nhà nước sẽ dễ dàng hàng ngày hoặc hàng tuần thay đổi tỷ giá liên ngân hàng một cách linh hoạt để theo kịp thị trường.

Với tư cách là đại diện của một quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, xin ông cho biết việc điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ ảnh hưởng thế nào tới các quỹ đầu tư tại Việt Nam?

Ông Lê Tuấn Anh:Đầu tiên, khi thức dậy, mở mắt ra thì tài sản ròng của chúng tôi giảm đi 7%. Như vậy, ngắn hạn theo tôi là không tốt.

Nhưng chúng tôi hy vọng về trung hạn và dài hạn, chính sự điều chỉnh tỷ giá này, cộng với những chính sách ổn định vĩ mô sẽ tạo cho chúng tôi một môi trường đầu tư tốt hơn. Do đó, việc huy động tiền sẽ dễ dàng hơn.

Theo tôi nghĩ, quan trọng hơn nữa là giả sử chúng tôi có những khoản tiền nằm ở tiền USD mà muốn đầu tư vào tài sản bằng tiền đồng, thì chúng tôi nghĩ chúng ta cần nên phá vỡ tâm lý “đồng Việt Nam sẽ còn mất giá”, vì khi phá vỡ tâm lý đó, thì đồng Việt Nam mới không mất giá được.

Chuyện điều chỉnh tỷ giá không nên quá thường xuyên.

Chúng tôi là các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nên vẫn còn một lo ngại. Đó là chúng tôi cũng rất băn khoăn không hiểu sau lần điều chỉnh này có còn điều chỉnh khác nữa không?

Có ý kiến cho rằng, sau việc điều chỉnh tỷ giá này thì thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc vì các thông tin đã rõ ràng. Và sẽ có luồn tiền của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ông có đánh giá thế nào về vấn đề này?

Ông Lê Tuấn Anh:Dòng tiền đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam khi và chỉ khi nền kinh tế vĩ mô của chúng ta thực sự ổn định. Và theo tôi, hiện tại hơi sớm để kết luận điều đó vì lạm phát ở Việt Nam ở khoảng 12%.

Bên cạnh đó, chúng ta vừa điều chỉnh tỷ giá và không hiểu điều gì sẽ xảy ra trong vòng 6 tháng tới, rằng liệu có tiếp tục điều chỉnh tỷ giá hay không?

(NDHMoney)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Nước mắt có thể chảy vì “thượng đế”
  • Chủ tịch Air Mekong: “Kinh doanh thì chấp nhận mạo hiểm”
  • Tái cấu trúc DN: Chất lượng DNNN là yếu tố quyết định!
  • Mua bán nợ và tài sản tồn đọng DN: Vướng cơ chế
  • Chuyển hướng theo nhu cầu thị trường
  • Hà Dũng lên kế hoạch bay trở lại vào cuối năm
  • Nhân sự cao cấp sẽ tiếp tục thiếu hụt
  • Mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: “Hoàn toàn không mạo hiểm”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao