Ông Trần Duy Tân |
SDS là một trong những công ty chuyên về thiết kế bộ nhớ nhúng (Embedded Memory) và cung cấp các dịch vụ thiết kế vi mạch tích hợp (ASIC) trên các công nghệ đúc và thiết bị bán dẫn. Được thành lập tháng 4/1996 tại Mỹ, đến năm 1999, SDS bắt đầu thành lập trung tâm thiết kế đầu tiên ở TP.HCM và hiện có hai trung tâm nghiên cứu, thiết kế ở TP.HCM, Đà Nẵng với hơn 150 kỹ sư trẻ Việt Nam. Việc mua lại SDS giúp eSilicon nâng cao khả năng cung cấp mạch tích hợp IP và dịch vụ thiết kế, xem đó như là mục tiêu cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, nhất là việc mở rộng hơn nữa lĩnh vực này ở châu Á.
eSilicon cũng đã từng mua lại các công ty tương tự SDS?
Đúng vậy! 5 năm trước, eSilicon đã mua lại một trung tâm thiết kế ở Rumania, nơi mà ngày nay đã phát triển thành trung tâm quan trọng về công nghệ, vận hành và quản lý chương trình ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA). Ngoài ra, eSilicon cũng đã mua tất cả bằng sáng chế, sản phẩm và tài sản của nhà sản xuất chip vi xử lý mạng của Công ty SwitchCore (trụ sở tại Thụy Điển) trong năm 2008.
Là nhà cung cấp chuỗi các giá trị trong công nghệ bán dẫn độc lập (từ thiết kế, sản phẩm hóa đến sản xuất các vi mạch có ứng dụng riêng biệt và các hệ thống trên chip), đối tượng nào là khách hàng chủ lực của eSilicon, thưa ông?
Từ khi ra đời (năm 2000) đến nay, eSilicon đã có hơn 60 khách hàng lớn trên khắp thế giới. Trong số đó, đáng chú ý nhất là những tên tuổi như TI, Cisco, Qualcomm, Broadcom, EZChip, Creative, Huawei, Ciena và QLogic. Doanh thu mang lại cho chúng tôi từ lĩnh vực kinh doanh này khoảng 125-130 triệu USD/năm.
Theo ông, tính cạnh tranh trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất vi mạch ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào?
Ở nước ngoài, tính cạnh tranh trong lĩnh vực này rất lớn; còn ở Việt Nam, tính cạnh tranh không cao, do có quá ít công ty triển khai công việc này.
Dự định của eSilicon về việc phát triển lĩnh vực này trong giai đoạn tới ở Việt Nam
Chúng tôi dự định phát triển mạnh lĩnh vực này ở Việt Nam, nên sắp tới, sẽ tuyển thêm nhân sự cho các văn phòng hiện hữu tại Việt Nam và có thể mở rộng ở Hà Nội. Công việc của SDS trước đây và eSilicon bây giờ ở Việt Nam sẽ bao gồm tất cả các khía cạnh của thiết kế vật lý (bố trí, đặt và kết nối, tích hợp, thiết kế) cho việc kiểm thử, cũng như mở rộng đội ngũ kỹ thuật hiện có và bổ sung thêm các nhân viên điều hành khu vực, quản lý chương trình, tài chính và công nghệ thông tin.
Mức tăng trưởng dự kiến của eSilicon trong vài năm tới là bao nhiêu?
Thông qua việc mở rộng các sản phẩm gia công và các hoạt động chức năng, eSilicon dự kiến đạt mức tăng trưởng khoảng 50% trong 2 - 3 năm tiếp theo. Cũng cần nói thêm, tổng mức đầu tư của eSilicon là khoảng 90 triệu USD, bao gồm các nhà đầu tư hàng đầu như Crosspoint, Crescendo, Fremont Group và iAB.
(Theo Duy Minh // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com