Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giám đốc nhân sự- hành chính, Công ty TNHH Một thành viên May mặc Bình Dương Nguyễn Hồng Anh: Cần có chính sách mạnh hơn để thu hút lực lượng lao động

Ông Nguyễn Hồng Anh

Ông Nguyễn Hồng Anh, Giám đốc nhân sự-hành chính, Công ty TNHH Một thành viên May mặc Bình Dương, cho biết: Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may hiện nay vẫn đứng thứ hai trên tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. Do đó, sự đóng góp của ngành dệt may vào GDP cho đất nước là khá lớn. Vì vậy, sự hỗ trợ của báo chí trong cả nước giúp các doanh nghiệp (DN) ngành dệt may vượt qua khó khăn hiện nay là rất cần thiết. Như chúng ta đều biết, vừa qua, ngành dệt may đã bị ảnh hưởng nặng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong đó, có một số công ty nhỏ trong ngành đã giải thể, ảnh hưởng chung đến toàn ngành và cộng đồng. Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ thế giới giảm. Hơn nữa, các DN trong ngành phải cạnh tranh về giá cả với các DN ở các nước trong khu vực và thế giới, như: Ấn Độ, Trung Quốc…Do vậy, sự truyền thông của báo giới cả nước sẽ giúp cho các DN trong ngành dệt may tìm kiếm thị trường mới, cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng suất. “Việc hỗ trợ tuyên truyền của báo giới để đánh bóng lại ngành dệt may trong nước là cần thiết. Qua đó, có thể giúp DN trong ngành tăng kim ngạch xuất khẩu trong các tháng cuối năm 2009 và 2010”- ông Anh nói.

Ông Nguyễn Hồng Anh, cho rằng: Đối với kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may hiện nay chỉ đứng sau dầu khí. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong những năm tới, khi Khu lọc dầu Dung Quất phát triển mạnh thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ ngừng hoặc giảm xuất khẩu dầu thô. Khi đó, nhiều khả năng ngành dệt may sẽ đứng thứ nhất trong kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. Tuy nhiên, để đạt được “điểm nhất” này thì trong thời gian tới, ngành dệt may rất cần sự hỗ trợ của nhiều cấp, nhiều ngành. Trong đó, vai trò của báo chí là cực kỳ quan trọng. Qua báo chí, người dân vùng sâu vùng xa có thể hiểu rõ ngành dệt may phát triển như thế nào, như: Sự thiếu hụt lao động trong ngành, các chính sách xã hội và chế độ tiền lương đối với công nhân trong ngành…Như chúng ta điều biết, ngành dệt may cả nước thu hút khoảng 2 triệu lao động. Thời gian qua, một số công ty do bị ảnh hưởng chung từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã cắt giảm lao động. Tuy nhiên, nhìn chung lao động trong ngành này hiện nay vẫn thiếu, nhất là các tỉnh có nhiều DN dệt may trong và ngoài các KCN.

Ông Anh cho biết thêm: “Theo thông tin chúng tôi nắm được, hiện nay, kinh tế thế giới đang có dấu hiệu hồi phục, nhất là thị trường Mỹ, Nhật, châu Âu…Do đó, nhiều DN trong ngành đang tuyển dụng thêm nhiều lao động vào làm việc để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất hàng hóa trong quý 3 và 4-2009. Do đó, trong thời gian này, báo chí cần hỗ trợ DN, nhất là DN ở các tỉnh trọng điểm phía Nam thu hút lực lượng lao động từ các tỉnh có nhiều lao động phổ thông đến làm việc. Riêng đối với tỉnh Bình Dương, các DN ngành dệt may mong muốn các cơ quan hữu quan trong tỉnh như: Sở LĐ-TB & XH, LĐLĐ tỉnh, các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh…cần có những giải pháp mạnh hơn để giúp DN trong tỉnh thu hút lao động từ các tỉnh không có KCN về phục vụ tại tỉnh nhà bằng các chính sách ưu đãi hợp lý. Bởi theo dự báo chung, do kinh tế thế giới đang đà hồi phục nên những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010, các DN ngành dệt may sẽ cần rất nhiều lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Bình Dương “Thời qua, công ty giải quyết khó khăn như thế nào và công ty có kế hoạch gì để giữ chân người lao động?” Ông Anh, cho biết: “Đối với công ty chúng tôi, thời gian qua, đã tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, tuy sử dụng ít lao động nhưng năng suất sản phẩm tăng lên. Riêng chính sách đối với người lao động, công ty chúng tôi luôn quan tâm đến đời sống người lao động, điều chỉnh tiền lương và các khoản phụ cấp khác theo hướng tăng cho người lao động để họ ổn định, bảo đảm cuộc sống, gắn bó lâu dài với công ty”.

(Theo SÔNG TRÀ // Báo Bình Dương)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Petrolimex: “Cứ lỗ như thế này thì làm gì có tích lũy”
  • Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Minh Long 1 Lý Ngọc Minh: Chúng tôi sẽ hướng vào thị trường trong nước
  • Ông Võ Trường Thành, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Trường Thành:
  • “CSR là bổn phận”
  • Tăng trưởng thị trường nội địa : Dấu hiệu phục hồi kinh tế
  • Bosch đặt mục tiêu tăng trưởng hai chữ số năm nay
  • Khó tránh việc “hút” nhân lực của nhau
  • Quanh chuyện hàng dệt may nội về nông thôn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao