Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Grant Thornton: Chỉ dựa vào khách nội địa là không đủ

Ông Matthew Lourey - Ảnh: Mộng Bình

Sự tăng trưởng mạnh của nguồn khách du lịch nội địa đã giúp ngành khách sạn, du lịch của Việt Nam vượt qua năm 2009 đầy khó khăn khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, chỉ nguồn khách nội địa thì sẽ không bảo đảm sự phát triển tốt của thị trường này.

Ông Matthew Lourey, Giám đốc tài chính của Grant Thornton Việt Nam, đã nói như vậy khi trao đổi với PV về đóng góp của khách nội địa và quốc tế cho doanh thu của ngành khách sạn, du lịch trong giai đoạn phục hồi hiện nay, sau khi công ty nghiên cứu tổng quan về ngành này năm 2010.

Phải chăng khách nội địa sẽ tiếp tục giúp ngành khách sạn, du lịch của Việt Nam vượt qua thách thức, như trong năm 2009?

- Ông Matthew Lourey: Chúng ta có cơ sở để có thể nói như thế và nguồn khách nội địa luôn lớn hơn khách quốc tế. Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT) ước tính lượng khách nội địa đạt khoảng 25 triệu và khách quốc tế có thể đạt 4,3 triệu trong năm nay.

Nhìn chung, khách quốc tế thường ở khách sạn dài ngày hơn so với khách nội địa và do vậy số đêm ở khách sạn của khách quốc tế đang dần cân bằng với khách nội địa. Hiện nay, nhiều khách du lịch trong nước muốn ở những khách sạn tiêu chuẩn cao như khách sạn 3, 4 và 5 sao so với trước đây.

Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trong các năm sắp tới. Nhóm khách nội địa có nhu cầu ở các khách sạn hạng từ trung cấp đến cao cấp đang phát triển sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các chủ khách sạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ nguồn khách du lịch nội địa không thôi cũng đủ để đưa ngành khách sạn ra khỏi những khó khăn của năm 2009, mà cần phải xét đến ảnh hưởng của nguồn khách quốc tế đang phục hồi.

Grant Thornton Việt Nam là công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, tài chính, kiểm toán và phát triển.

Trong năm 2009, khách quốc tế chiếm đến 86% số khách ở tại các khách sạn 5 sao tại Việt Nam và các khách sạn loại này đã bị ảnh hưởng nặng nhất của sự sụt giảm khách quốc tế trong năm qua. Nên, nếu lượng du khách quốc tế tăng thì sẽ đem đến lợi ích lớn nhất về doanh thu cho các khách sạn 5 sao. Nguồn khách nội địa tăng cũng có lợi cho các khách sạn 5 sao, nhưng tác động ít hơn.

Khách nội địa tiếp tục tăng và khách quốc tế đến Việt Nam đang phục hồi mạnh. Vậy, chúng ta có thể nói ngành khách sạn, du lịch của Việt Nam đã thoát khỏi khó khăn?

- Chắc chắn là ngành khách sạn, du lịch của Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi. Chúng ta cũng đang nhìn thấy sự dịch chuyển đáng kể xu hướng khách đi du lịch theo nhóm sang khách du lịch cá nhân và nhiều khách nội địa ở tại các khách sạn cao cấp. Kết quả khảo sát khách sạn của Grant Thornton cho thấy lượng khách cá nhân ở khách sạn tăng 29% và du khách nội địa nghỉ tại các khách sạn cao cấp tăng 33% trong nhóm khách của thị trường nội địa.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh trong năm nay là thước đo về sự phục hồi của ngành khách sạn, du lịch và là bằng chứng cho thấy các khách sạn và công ty quản lý khác sạn đang hài lòng với tốc độ phục hồi tăng trưởng trở lại, ít nhất là trong thời gian ngắn hạn.

Ông có tin rằng ngành du lịch, khách sạn Việt Nam trong năm nay sẽ tăng trưởng cao bằng thời kỳ trước khi bị ảnh hưởng của sự sụt giảm kinh tế thế giới, rồi sẽ đạt tăng trưởng cao hơn sau đó?

- Số liệu của VNAT và Tổng cục Thống kê cho thấy lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm tăng 35% và cũng tăng hơn vào tháng 5-2010 so với cùng kỳ của năm 2009. Những số liệu này cho thấy ngành du lịch, khách sạn đang trên đà phục hồi tốt.

Khách quốc tế đến Việt Nam bắt đầu tăng mạnh. Liệu giá phòng khách sạn sẽ tăng trở lại sau một thời gian các khách sạn buộc phải giảm giá sâu để thu hút khách?

- Đúng là khách tăng có thể khiến giá phòng khách sạn tăng, nhưng việc tăng giá cũng phải cần thời gian. Một yếu tố khác cũng cần phải xét đến là khách quốc tế đến Việt Nam từ thị trường nào, vì khách châu Âu và khách đến từ các nước Đông Nam Á có nhu cầu khác nhau cho phòng khách sạn và chi tiêu, lượng dự án khách sạn mới được đưa vào hoạt động và so sánh giá trong khu vực.

Vì những bất ổn chính trị tại Thái Lan trong thời gian qua có thể sẽ khiến điểm đến này chưa thực sự hấp dẫn tại thời điểm hiện tại nên các khách sạn ở Thái Lan sẽ phải giảm giá, do vậy các khách sạn ở Việt Nam cũng cần cân nhắc áp dụng mức giá cạnh tranh so với mức giảm tại Thái Lan. Nói tóm lại, việc tăng giá cũng sẽ diễn biến theo luật cung cầu và ảnh hưởng của khu vực.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Mộng Bình // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Nhà đầu tư nước ngoài : Bluechips vẫn là số 1
  • Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức: Mô hình kinh doanh hiệu quả!
  • M&A: quan trọng nhất là năng lực và sự sẵn sàng
  • Bệnh viện Đa khoa Ngọc Linh: Mô hình bệnh viện - khách sạn
  • Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực thuế và hải quan : DN cần nhất quán trong áp dụng
  • Nên xây dựng bộ tiêu chuẩn tích hợp cho xuất khẩu thủy sản
  • “Công nghệ chiếu sáng ‘xanh’ giúp giải bài toán thiếu hụt năng lượng”
  • Phát triển xanh vì lợi ích khách hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao