Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mâu thuẫn trong phát triển căn hộ

Ngày 25/4 tại Q 12 (TP HCM), công ty Địa ốc Đất Lành đã chính thức khai trương căn hộ mẫu loại 40 m2 dành cho 2 người và 20 m2 dành cho một người. Đây là một trong những dự án được dư luận rất quan tâm và được đánh giá là phục vụ một lượng lớn nhu cầu khách hàng chỉ có nhu cầu ở từ một đến 2 người.

Nhân dịp này, DĐDN đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Văn Đực - Phó GĐ Cty Địa ốc Đất Lành.

Ông Đực khẳng định Bộ Xây dựng đang phạm phải sai lầm khi không khuyến khích việc thực hiện xây dựng các căn hộ loại nhỏ cho người độc thân.

- Hiện tại việc công bố căn hộ mẫu 20 – 40 m2 của Đất Lành bị chậm hơn so với dự kiến ban đầu. Tại sao thưa ông ?

DN thì muốn ra căn hộ càng sớm càng tốt. Nhưng do với điều kiện về cơ chế, chính sách, thị trường BĐS vừa qua và khả năng của DN chúng tôi đã cố gắng hết sức làm sao để có sản phẩm càng tốt để có lợi cho DN và xã hội. Đây là một loại căn hộ xuất hiện khá mới trên thị trường BĐS hiện tại nên để cho khách hàng, xã hội nhận xét đánh giá, phê bình, nghiên cứu tạo ra những loại sản phẩm này. Ở thời điểm hiện tại, một trong những điểm đáng quan tâm của khách hàng chính là sự tiện ích, phù hợp với nhu cầu của từng người. Từ nhu cầu người trẻ đang sống độc thân rất lớn và với cuộc sống hiện đại, xã hội đang xuất hiện tình trạng thanh niên lập gia đình thì trễ, chưa kể đến những kiểu người già sống độc thân, vợ hoặc chồng ở một mình nuôi con... nên nhu cầu về loại căn hộ này sẽ gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Đồng thời, theo thống kê, hiện lứa tuổi từ 18 đến 34 chiếm gần 30% dân số thì đương nhiên họ sẽ có những tác động mạnh, trực tiếp đến phân khúc thị trường BĐS này.

- Ông nghĩ sao về sự tác động của cơ chế chính sách về loại căn hộ này ?

Đây là một thị trường lớn nhưng cơ chế, chính sách, luật của nhà nước lại hạn chế việc đầu tư loại căn hộ này là một sai lầm lớn Bộ Xây dựng cần thấy điều này và kịp thời sửa chữa lỗi lầm này. Việc Luật BĐS quy định một căn hộ bắt buộc phải trên 45 m2 là một điều bất hợp lý bởi đối với các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Singapore... thì họ lại đầu tư xây dựng rất nhiều loại căn hộ này. Vậy tại sao một nước nền kinh tế chưa phát triển mạnh như VN mà không cho đầu tư phát triển loại căn hộ 20 - 40 m2 ? Đây là một trong những điểm hạn chế gây trực tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu của người có nhu cầu thực sự. Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì chúng ta đang có mâu thuẫn khi quy định một người sử dụng tối thiếu 12 m2 nhà ở trong khi lại quy định căn hộ thấp nhất là 45 m2. Điều này rõ ràng bất hợp lý. Trong đó, nếu nhu cầu chỉ có một người ở cũng phải ở căn hộ 45 m2 (?). 

Nhu cầu về những căn hộ 1-2 người là có, nên quy định của bộ Xây dựng về căn hộ phải 45m2 là vô lý

Do đó, những quy định căn hộ phải 45 m2 là không có cơ sở và cực kỳ cảm tính. Thực tế, đáng lẽ ra là Bộ Xây dựng phải có trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra để phát triển loại căn hộ 20 – 40 m2 nhưng giờ đây chúng tôi đã phải nghiên cứu đưa ra loại căn hộ này. Điều vô lý nữa là nhu cầu về căn hộ 1 - 2 người là có chứ không hẳn là loại căn hộ trên 45 m2 nên về góc độ người dân thì tôi thấy rất bức xúc và đây cũng là một trong những sai lầm cần phải sửa.  

- Thực tế, trong xây dựng việc đầu tư loại căn hộ này sẽ phải chi phí lớn hơn so với căn hộ lớn. Vậy DN cần có giải pháp như thế nào để hạn chế những loại chi phí đó?

Khi xây dựng căn hộ nhỏ này có khó khăn hơn trong thiết kế, chi phí xây dựng sẽ lớn hơn. Trong đó, mật độ tường sẽ cao hơn, diện tích kinh doanh lại thấp đi. Đối với việc đầu tư căn hộ lớn 70 – 80 m2, thì hệ số kinh doanh chiếm đến trên 80%. Ngay cả diện tích hành lang của khu căn hộ nhỏ sẽ chiếm nhiều hơn nên giá thành kinh doanh của căn hộ nhỏ thông thường sẽ cao hơn từ 5 – 10% so với căn hộ thông thường, căn hộ lớn. Cơ bản không phải do tường nhiều hay ít mà là diện tích kinh doanh thấp hơn so với việc đầu tư căn hộ lớn trên cùng diện tích đầu tư.

Thực tế, BĐS hiện nay có rất nhiều khó khăn nên giờ DN đang phải đối mặt với bốn khó khăn rất lớn. Thứ nhất giá vật tư xây dựng tăng; thứ hai là việc đóng băng trên thị trường BĐS kéo dài và khó khăn về tài chính nên người dân không còn nguồn tiền đâu mà mua nhà; thứ ba ngân hàng đóng cửa đối với các DN không cho vay và  người mua nhà vay; thứ tư là lãi suất ngân hàng tăng. Đây được coi như những loại virút xâm nhập vào thị trường BĐS. Để hạn chế những khó khăn này thì DN cần phải có chiến lược về tài chính như tìm nguồn vốn như thế nào, chọn loại hình tài chính nào từ ngân hàng hay định chế tài chính nào cho phù hợp. Còn về kỹ thuật xem lại nguồn nhân lực, thiết kế, tiết kiệm trong chi phí xây dựng thì sẽ chiết giảm được 5 - 10% lãng phí xi măng, sắt thép, kéo chi phí giảm thì giá thành sẽ cạnh tranh. Đồng thời những khó khăn chung của thị trường tài chính đang ảnh hưởng trực tiếp đến mọi đối tượng, mọi tầng lớp người và các ngành, nghề trong xã hội. Để giảm khó khăn về thị trường BĐS nhà nước cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho DN như mở rộng thị trường vốn, giảm lãi suất đối với DN trực tiếp đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, như các DN mạnh dạn đầu tư loại căn hộ 20 – 40 m2 của Cty địa ốc Đất Lành.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Viết Đoàn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: “Thực tế đã nhận bàn giao”
  • Vinashin bàn giao FSO5: “Nếu có cơ hội đóng sản phẩm thứ hai...”
  • Cần mặt bằng lãi suất thích hợp
  • Cơ hội đầu tư vào PPI
  • Dẫn vốn vào tam nông: 10.000 hộ nông dân sẽ được bù lãi suất và bảo hiểm tiền lãi
  • Savico: "Vượt khó" thành công
  • CADOVIMEX II: Sức sống mới, giá trị mới
  • DN cần chính sách ổn định
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao