Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần mặt bằng lãi suất thích hợp

Trong cuộc họp thường kỳ tháng 3 vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN thực hiện các biện pháp mạnh nhằm hạ mặt bằng lãi suất thích hợp, khơi thông dòng vốn đổ vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đạt chỉ tiêu GDP 7% trong năm nay. Tuy nhiên, mức lãi suất giảm bao nhiêu là hợp lý cho cả các DN vay vốn và cho các ngân hàng ? DĐDN đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trí Hiếu – Thành viên HĐQT độc lập - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank).

- Ông nhận định thế nào về diễn biến tiền tệ trong 3 tháng đầu năm 2010 ?

Trong 3 tháng đầu năm, thị trường ghi nhận sự hỗ trợ tích cực và linh hoạt của NHNN trong việc NHNN đã nâng cung tiền cho các NHTM thông qua thị trường mở. Tuy nhiên hoạt động tín dụng và huy động vẫn không tăng trưởng mạnh trong 3 tháng đầu năm vì một số nguyên nhân. Về tín dụng, các ngân hàng gặp trở ngại vì lãi suất cho vay quá cao đối với các DN đi vay. Thêm vào đó, nhiều DN chưa khắc phục được những ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm ngoái. Về huy động, khách hàng gửi tiền tại các ngân hàng mang kỳ vọng lãi suất sẽ tăng cao từ khi có quyết định của NHNN bãi bỏ trần lãi suất tín dụng trung và dài hạn. Khách hàng không gửi tiền nhiều vào ngân hàng hoặc chuyển đổi tiền gửi sang các kỳ hạn ngắn nhằm đón đầu đợt lãi suất huy động cao hơn.

- Trong bối cảnh đó, ABBank và nhiều ngân hàng đều công bố lợi nhuận khả quan. Điều đó chứng tỏ các NH đã tìm được lợi nhuận từ các nguồn thu phi tín dụng, thưa ông ?

Kết thúc quý 1/2010, ABBank đạt 150,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 72,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chỉ số tài chính khác đều tăng trưởng đều đặn: tổng tài sản đạt 26.750 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 13.0660 tỷ đồng, huy động đạt 15.482 tỷ đồng.

Mặc dù so sánh với cuối 2009 ABBank chỉ có sự tăng trưởng nhẹ, nhưng so với cùng kỳ 2009 ngân hàng đã đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ (tất cả các chỉ số tài chính đều tăng gấp 2 lần).

Trong toàn ngành, xu thế của các ngân hàng hiện đại là sẽ chuyển dần nguồn thu sang các hoạt động phi tín dụng, lý do một phần là các nguồn thu từ tín dụng đang gặp khó khăn từ việc tăng trưởng tín dụng thấp. Nhưng thực tế, các ngân hàng trong tiến trình phát triển đều cần nâng cao tỷ trọng thu phí từ các nguồn phi tín dụng vì đó là một thước đo cho sự trưởng thành của NHTM. Tỷ trọng này cần nâng đến mức từ 20-30% dựa vào thu nhập ròng từ lãi. Trong năm 2010, ABBank đã đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ lệ này lên mức tối thiểu 20%.

- Trong 3 tháng đầu năm 2010, tín dụng tăng trưởng thấp, lý do gì khiến DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay mặc dầu nhu cầu vay ngân hàng lúc nào cũng cao, thưa ông ?

Như đã nói ở trên, lãi suất cho vay của các ngân hàng đang ở mức độ “rất cao”, dẫn đến tình trạng các DN gặp khó khăn để cân đối dòng tiền và trả lãi cho ngân hàng. Chính vì thế, một số DN có “sức khỏe tài chính” ổn định có thể vay vốn ngân hàng nhưng lại tìm những nguồn vốn khác ngoài ngân hàng. Chẳng hạn như vay từ Cty mẹ hoặc các tổ chức tài chính có lãi suất cho vay thấp hơn. Còn đối với các DN không có đủ “sức khỏe tài chính” ổn định thì với lãi suất cho vay ở mức cao như hiện nay đã “loại bỏ” họ ra khỏi những nhóm DN có thể vay vốn ở ngân hàng.

Bên cạnh đó, các ngân hàng đều cố gắng quản lý rủi ro trong năm 2010 chặt vì những khó khăn của nền kinh tế còn tồn đọng trong thời hậu khủng hoảng. Trong bối cảnh này, các NHTM siết chặt chỉ tiêu và điều kiện cho vay khiến DN khó tiếp cận vốn.

- Vừa qua, một số ngân hàng đã đề xuất mức giảm lãi suất cho vay thỏa thuận VND xuống còn 14-15%, quan điểm của ông thế nào ?

Để mặt bằng lãi suất có thể xuống dưới 10%, điều kiện tiên quyết là tỷ lệ lạm phát phải xuống dưới mức 5%.

ABBank đồng thuận với mức lãi suất này và tin rằng ít nhất nếu các ngân hàng đẩy được mặt bằng lãi suất ở mức độ này thì vẫn hơn mức lãi suất đang áp dụng từ 17-20% của một số ngân hàng vừa và nhỏ. Thật sự các ngân hàng đều không muốn cho vay với lãi suất cao như hiện nay, nhưng lãi suất đầu vào đã vượt quá mức hợp lý. Nhiều ngân hàng phải chịu một tỷ lệ chi phí tiền gửi lên đến 12-14% nếu cộng cả những hoạt động khuyến mãi rất tốn phí để thu hút dòng tiến nhàn rỗi từ dân chúng và các DN. Nếu lãi suất đầu vào đã cao như thế thì lãi suất đầu ra ít nhất cũng phải bằng lãi suầt đầu vào cộng với một tỷ lệ 3% (để bù đằp chi phí hoạt động và có mức lãi ròng tối thiểu 1%).  Kết qủa là lãi suât cho vay bị đội lên đến 15-17%.

Một so sánh để cho thấy mặt bằng lãi suất của chúng ta quá cao.  Tại Mỹ, lãi suất tiền gửi ngắn hạn (1-12 tháng) dao động giữa 0,5-1,5%/năm trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn (cho đến 12 tháng) khoảng 3,25-6%/năm, dựa vào Prime Rate 3,25%/năm. Lãi suất đầu vào và đầu ra tại VN cao gấp khoảng 5-7 lần mặt bằng lãi suất tại Mỹ. Chính vì thế, về lâu dài, ABBank mong muốn Chính phủ, NHNN cùng sự hợp tác của các NHTM có khả năng đẩy mặt bằng lãi suất xuống dưới mức 10% - một mặt bằng lãi suất dưới 10% dù còn cao so với khu vực nhưng ít nhất cũng “dễ thở” hơn cho các DN vay vốn tại ngân hàng.

Tuy nhiên để mặt bằng lãi suất có thể xuống dưới 10%, điều kiện tiên quyết là tỷ lệ lạm phát phải xuống dưới mức 5%. Với tỷ lệ này, mức lãi suất thực dương mà người gửi tiền tại ngân hàng có được là 7%, cộng thêm 3% đề bù đắp chi phí hoạt động và có lời, lãi suất đầu ra của một ngân hàng với điều kiện này có thể vào khoảng 10%. Đây là mức lãi suất có lợi cho cả người gửi tiền, DN và ngân hàng.

Dĩ nhiên mặt bằng lãi suất 10% khó có thể thực hiện ngay thời điểm này vì tỷ lệ lạm phát hiện tại có khả năng vượt khỏi mức 7% như mong muốn của Quốc hội, nhưng về lâu dài, đây là mức lãi suất có thể thực hiện được khi các chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện đồng bộ trong đó chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ sẽ được thực hiện linh hoạt và nhịp nhàng.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Minh Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Cơ hội đầu tư vào PPI
  • Dẫn vốn vào tam nông: 10.000 hộ nông dân sẽ được bù lãi suất và bảo hiểm tiền lãi
  • Savico: "Vượt khó" thành công
  • CADOVIMEX II: Sức sống mới, giá trị mới
  • DN cần chính sách ổn định
  • PVI ký thoả thuận 6 tỷ USD với VSP
  • Đạo luật Lacey: DN VN cần tuân thủ luật chơi!
  • “Một số thanh chống dầm cầu Pháp Vân chỉ gá hờ”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao