Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ông Lê Khắc Hiệp – Chủ tịch HĐQT Cty Vincom: Cần chuyên nghiệp hóa đồng bộ

"Đứng trước nhiều khó khăn chung do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều cơ hội đang mở ra đối với các DN kinh doanh BĐS". Đây là nhận xét của ông Lê Khắc Hiệp – Chủ tịch HĐQT Cty Vincom khi trả lời phỏng vấn của DĐDN. Theo ông Hiệp, các dự án nhiều hơn trước, trong khi số lượng DN tham gia đầu tư ít đi, nên cơ hội cho các DN càng lớn. Việc Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn khiến tầng lớp trung gian chạy dự án rồi bán lại cũng gần như không có cơ hội. DN đã được trực tiếp tiếp cận các dự án.

- Việc để DN tự thỏa thuận mua đất của người dân khi thực hiện dự án đã hợp lý chưa, thưa ông ?

Chuyển đổi quyền sử dụng đất từ người dân sang chủ dự án dưới hình thức thỏa thuận là hợp lý, vì thỏa thuận là nguyên tắc của thị trường. Tuy nhiên, để triển khai được cần cân nhắc đến nhiều thực tế. Với cương vị người bán quyền sử dụng đất, ai cũng muốn mình bán được giá cao nhất. Một dự án thường phải mua lại của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người. Nếu để chủ dự án thỏa thuận được với tất cả những người dân có đất trong dự án thì quả là một điều quá sức. Chỉ cần một đến hai người quyết tâm trụ lại đòi giá “trên trời” là dự án khó có thể triển khai. Ngoài việc phải trả giá tiền vô lý, dự án sẽ bị kéo dài. Thậm chí, các dự án càng ngày càng bị kéo dài vì người dân có “kinh nghiệm” trong việc ở lì để đòi giá cao.

Chính từ những bất cập trên, theo tôi, cần có một cơ chế trung gian giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng cho các dự án. Chúng ta có thể xây dựng một tổ chức trung gian, độc lập chuyên lo việc thỏa thuận giải phóng mặt bằng. Cơ quan này sẽ là cầu nối giữa DN và người dân trong việc thỏa thuận mua quyền sử dụng đất để thực hiện dự án. Khi đã là tổ chức chuyên nghiệp, việc thỏa thuận sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời cũng cần có một quy chế cho việc thỏa thuận, không nên để ai muốn đòi giá bao nhiều cũng được. Giá cả nên đúng giá thị trường, vừa không để người dân thiệt vừa không để DN phải chịu mức giá phi thực tế.

- Hiện nay có khá nhiều dự án các khu đô thị mới vừa được xây dựng đã bị coi là thiếu đồng bộ, quá ít các công trình công cộng, công trình phụ trợ, không xứng tầm của những khu đô thị hiện đại cũng như xu thế phát triển dài hạn, vậy quan điểm của ông ra sao về vấn đề này?

Đúng là nhiều khu đô thị mới đã được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là mất cân đối về diện tích cây xanh, hồ nước và thiếu các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, khu vui chơi... Chúng ta cần xác định đúng tiêu chí khu đô thị hiện đại. Khu đô thị hiện đại phải là nơi người dân được đáp ứng đầy đủ các điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt của một xã hội văn minh. Không chỉ là vấn đề diện tích nhà ở, tiện nghi trong gia đình mà điều kiện sống ở đây còn là môi trường thiên nhiên, tiếng ồn, chăm sóc sức khỏe, học hành của con trẻ...

Chúng ta cần quy hoạch những khu đô thị tổng thể và có tầm nhìn dài hạn. Nhà nước cần tạo điều kiện để DN thực hiện dự án nâng cao % diện tích công viên, cây xanh cũng như xây dựng các công trình công cộng. Diện tích xây nhà để bán phải có giá đất khác so với những công trình công cộng. Những công trình công cộng có thể được tạo điều kiện để giao đất sạch. Điều này hoàn toàn có thể làm được, vì hiện nay các dự án đầu tư nước ngoài thường vẫn được giao đất sạch để triển khai. Trong khi, DN trong nước vẫn luôn phải chịu thiệt thòi tự lo phần giải phóng mặt bằng.

Nói tóm lại, các khu đô thị mới của chúng ta cần được xây dựng đồng bộ. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các khu đô thị lỗi thời, lạc hậu. Rất nhiều khu chưa hết thời hạn sử dụng đã phải đập đi xây lại quá phí phạm.

- Một điểm được đánh giá là còn nhiều hạn chế đó là sự công khai, minh bạch thông tin. Từ kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong thị trường BĐS, theo ông cần làm gì để giải quyết hạn chế này?

Trước tiên phải khẳng định ngay việc công khai, minh bạch có lợi cho cả DN và người mua nhà. Người dân có thể tiếp cận mọi thông tin liên quan đến ngôi nhà mình định mua một cách chính xác nhất, nhanh nhất. Còn DN cũng đỡ đau đầu với nhiều sức ép. Chúng ta luôn sống trong một xã hội có nhiều mối quan hệ đan xen. Một thực trạng đã diễn ra trong nhiều năm trở lại đây là các chủ dự án thường phải ưu đãi “cho suất” đối với những người có mối quan hệ gắn bó cả về tình cảm và các quyền lợi khác. Người được “cho suất” chỉ cần bán ngay cũng được một khoản tiền khá lớn.

Cty Vincom cũng như một số DN khác đã giải quyết khâu này bằng cách thông qua một DN phân phối trung gian. DN phân phối sẽ công khai các thông tin liên quan đến BĐS tung ra thị trường. Giá cả BĐS thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận, thuận mua – vừa bán.

Việc chuyên nghiệp hóa hệ thống DN kinh doanh BĐS là một định hướng mà thị trường này đang hướng tới. Tất cả các khâu trong thị trường đều cần có những DN chuyên nghiệp. Có được như vậy, thị trường BĐS mới có thể hoạt động trơn tru, quyền lợi của các bên tham gia mới được bảo đảm. Nhà nước cũng dễ dàng trong công tác quản lý và định hướng phát triển.

     

- Xin cảm ơn ông !

 

(Theo Bá Tú // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Liberty: cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ
  • Vinaconex chấp hành nghiêm việc bị thu hồi gần 900 tỷ
  • DN Việt kiều chia sẻ bí quyết thâm nhập thị trường châu Âu
  • Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ Nguyễn Thành Long
  • Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Becamex IDC Nguyễn Văn Hùng: Đường Mỹ Phước - Tân Vạn rất quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa
  • Giám đốc phụ trách phát triển tập đoàn Citelum (Pháp): Chúng tôi muốn đầu tư lâu dài ở Việt Nam
  • GE Energy rất quan tâm tới dự án điện gió
  • IDG nhìn về dài hạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao