Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IDG nhìn về dài hạn


Ông Patrick J Mc.Govern.

Trong khuôn khổ cuộc hội thảo “Toàn cảnh Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam 2009”, TBVTSG đã phỏng vấn ông Patrick J. McGovern, Chủ tịch Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG), về quỹ đầu tư mạo hiểm mà IDG đã cam kết tại thị trường Việt Nam.

- TBVTSG: Cũng trong dịp này vào năm ngoái, ông đã công bố tổng quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đã lên đến 600 triệu đô-la Mỹ. Ông có thể cho biết việc đầu tư thời gian qua có đạt được như dự tính của IDG?

- Ông Patrick J. McGovern:
 Quỹ đầu tư mạo hiểm của IDG giai đoạn đầu với số vốn 100 triệu đô-la Mỹ đã đầu tư vào 39 công ty tại Việt Nam. Hiện IDG đang gây quỹ thứ hai với 200 triệu đô-la sẽ khởi động vào cuối năm nay. Đây là nguồn vốn nhằm tiếp tục đầu tư vào các công ty mới trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.

Riêng quỹ phát triển (Growth Fund) 300 triệu đô-la thì dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2010, nhằm đầu tư mở rộng để đẩy mạnh tăng trưởng cho các công ty đã nhận vốn trong giai đoạn đầu.

- Tình hình kinh tế toàn cầu suy giảm trong thời gian qua có ảnh hưởng như thế nào đến tiến độ đầu tư của IDG tại Việt Nam?

- Đầu tư là nhìn vào cả một giai đoạn dài hạn, vì thế có thể nói không có ảnh hưởng nào lớn đến sự cam kết đầu tư của chúng tôi trong thời gian qua. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho sự tăng trưởng của ngành CNTT chậm lại. Mức tăng trưởng được dự báo thời gian tới tại thị trường Mỹ là 2%, châu Âu 4%, nhưng châu Á vẫn ở mức cao: 10-12%.

Chính vì thế các hoạt động CNTT toàn cầu sẽ tập trung vào châu Á. Tôi nghĩ thời gian tới Việt Nam sẽ càng có nhiều cơ hội hơn trong sự dịch chuyển này. Riêng IDG vẫn tiếp tục kế hoạch của mình vì chúng tôi nhìn thấy thị trường CNTT Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao với khoảng 15% hằng năm.

- Như ông nói, các doanh nghiệp CNTT toàn cầu đang nhắm vào thị trường châu Á. Vậy theo kinh nghiệm của ông, Việt Nam nên chọn phát triển những lĩnh vực nào?

- Việt Nam nên tiếp tục phát triển dịch vụ gia công phần mềm vì hiện Việt Nam vẫn có lợi thế nhất định về giá gia công, còn thấp hơn nhiều so với Ấn Độ, Philippines hay Trung Quốc. Trên cơ sở đó hình thành đội ngũ chuyên gia lập trình đáp ứng được cho các lĩnh vực kinh tế chuyên ngành để phát triển ngành CNTT và nền kinh tế nói chung trong tương lai.

- Riêng đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ web ông có lời khuyên gì, đặc biệt các doanh nghiệp trong hệ thống mà Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Việt Nam (IDGVV) đang đầu tư?

- Các doanh nghiệp nên chú trọng vào xu hướng phát triển các dịch vụ không dây vì nhu cầu này là tất yếu và tiếp tục tăng cao về lâu dài. Những dịch vụ trên Internet phải phối hợp nhịp nhàng trên điện thoại di động để có thể đưa ra thị trường những tiện ích hướng vào kỷ nguyên không dây.

Thứ hai, là sau khi đã có sự va chạm với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì xu hướng của người tiêu dùng là ngày càng tiết kiệm hơn. Vì vậy, người ta sẽ tìm kiếm sản phẩm có chất lượng đạt chuẩn quốc tế nhưng giá rẻ. Doanh nghiệp Việt Nam nên nắm bắt xu hướng này để đưa ra các sản phẩm có chất lượng và giá cả cạnh tranh, tìm chỗ đứng trên thị trường.

- IDG đặt kỳ vọng ra sao vào các công ty đang đầu tư tại Việt Nam; so với hệ thống đầu tư của IDG trên toàn cầu thì mức phát triển ở đây ra sao?

- Nếu tính ở thị trường Mỹ, tốc độ tăng trưởng của các công ty mà chúng tôi đầu tư đạt được là 15%, châu Âu 10%, châu Á 20%. Tuy nhiên, nếu tính riêng thị trường Trung Quốc, thì tốc độ phát triển trong những năm qua duy trì ở mức cao là 35%.

Chúng tôi cũng đã đầu tư vào nhiều công ty tại Trung Quốc ở giai đoạn tăng trưởng của họ và đã có những công ty thực sự phát triển trên thị trường. IDG đã mất 16 năm để đạt được những thành công này tại Trung Quốc. Việt Nam là một thị trường có nhiểu điểm tương đồng với Trung Quốc.

Hiện IDGVV đã hoạt động được năm năm, các doanh nghiệp nhận đầu tư trong giai đoạn khởi nghiệp cũng đang tăng trưởng khoảng 35%. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được những kết quả tương tự như tại thị trường Trung Quốc với cùng thời gian đầu tư như vậy.

 

(Theo Tuyết Ân // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Công ty kiểm toán trong nước còn nhiều cơ hội gia nhập thị trường
  • Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương: Thế mạnh là sức trẻ và lòng nhiệt huyết...
  • Beeline: “Chúng tôi không muốn thành nhà mạng giá rẻ”
  • Công ty Megastar Land: Phát triển bền vững với khu công nghiệp "xanh"
  • Trở thành nhà máy đóng tàu hiện đại của thế giới
  • BeelineVN sẽ khẳng định sự vượt trội tại Việt Nam
  • Hanjin đưa tàu mẹ vào Cảng Tân Cảng- Cái Mép và những cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại các tỉnh phía Nam
  • Tập đoàn vận tải biển APL Hoa Kỳ sẽ mở rộng đầu tư về nhân sự và dịch vụ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao