Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ Nguyễn Thành Long

Còn hơn một tháng nữa các nhà máy mới bắt đầu vào vụ ép mía mới. Tuy nhiên đã có một số nông dân trồng mía muốn thu hoạch sớm để gieo lại vụ lúa mới. Vấn đề đau đầu của các nhà máy là nếu vào vụ trễ thì hết mía nguyên liệu, còn vào vụ sớm thì chạy mía non không hiệu quả. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) Nguyễn Thành Long cho biết:

 - Việc vào vụ ép mía năm nay là một vấn đề nan giải của nhà máy. Dù Casuco dự kiến ép từ đầu tháng 9, nhưng tốt nhất vẫn là vào ngày 15-9. Tính theo dương lịch sẽ sớm hơn một tuần, về âm lịch sẽ sớm hơn một tháng so với vụ ép năm trước, nên bà con trồng mía không nên lo lắng không lấp lại kịp vụ lúa liếp. Mía năm nay rất non do trồng trễ khoảng một tháng so năm trước vì nước rút chậm. Năm nay, nông dân bón phân nhiều hơn, làm cho cây mía non hơn. Qua kết quả phân tích chữ đường trên mía chỉ đạt bình quân 4 CCS, chữ đường cao nhất là 6,2 CCS, còn thấp nhất chỉ có 1,6 CCS, nếu ép sẽ không hiệu quả. Trong khi thời điểm này, mía đang trong giai đoạn vươn lóng, nếu kéo dài thời gian thu hoạch thì mía sẽ tăng thêm chữ đường, năng suất tăng lên thì giá trị cây mía sẽ tăng lên. Nếu trường hợp có lũ về sớm, các nhà máy đường trong khu vực sẽ cùng nhau thu mua mía chạy lũ của nông dân, vì các nhà máy đều nâng công suất ép. Năm nay, giá đường cao, các nhà máy đều muốn vào vụ sớm, vì vậy chỉ cần một nhà máy chạy thì các nhà máy khác sẽ vào vụ theo. Từ đó, sẽ xảy ra tình trạng đốn mía non không hiệu quả nhưng lại thiếu mía có chất lượng đường tốt vào cuối vụ. Theo nhận định thì năm nay, sản lượng đường thế giới tiếp tục thiếu, không lý do gì Việt Nam lại không giữ được giá đường trong nước.

 * Theo kế hoạch, sẽ có một vài nhà máy đường trong khu vực sẽ vào vụ ép sớm chắc chắn sẽ gây khó khăn cho 2 nhà máy của công ty. Ông nghĩ sao về vấn đề này ?

 - Hiện nay, nông dân bán mía để ép nước, bán cho các lò đường thủ công thì số lượng này không đáng kể. Chỉ lo là các nhà máy lớn vào vụ ép thì mới phá vỡ vùng nguyên liệu của nhà máy. Cách đây khoảng 10 ngày, Sở NN&PTNT Hậu Giang có làm việc với Cục Chế biến và có mời Nhà máy đường Long Mỹ Phát về làm việc, và cho rằng thời gian vào vụ của nhà máy này chạy vào ngày 18-8 là quá sớm, mà phải chờ cuộc họp của Bộ NN&PTNT chủ trì vào đầu tháng 8 để triển khai vụ mía mới cho các tỉnh ĐBSCL. Nếu các nhà máy đều thống nhất vào vụ đồng loạt theo thời gian ấn định của Bộ NN&PTNT thì không đáng ngại.

 * Để tránh tình trạng cạn mía vào cuối vụ, đảm bảo cho 2 nhà máy hoạt động, công ty đã có cách gì để giữ mía ?

 - Sau tháng 12, hầu như năm nào công ty cũng thiếu mía, phải thu mua ở tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh về ép. Năm nay, Sóc Trăng đã phân cho Casuco được 2.600 ha, còn Trà Vinh cũng được 500 ha, nếu cộng luôn cả diện tích của Long Mỹ, Vị Thanh, Gò Quao vẫn còn thiếu và phải chấp nhận hoạt động với công suất vào thời điểm cuối vụ. Thông thường vào cuối vụ, giá mía cao, hy vọng tới đây nông dân sẽ trồng mía nhiều hơn và đủ mía cho nhà máy hoạt động. Theo đó, ngay từ đầu vụ, dự kiến giá mía 10 CCS tại nhà máy sẽ không dưới 600 đ/kg, cao hơn đầu vụ ép vừa rồi khoảng 100 đ/kg mía và cuối vụ giá lên khoảng 700 đ/kg có thể xảy ra, nông dân đều có lãi. Chỉ có giá bình ổn thì mới duy trì được diện tích, sản lượng mía của người nông dân.

 * Theo ông, đâu là giải pháp để tăng giá trị cho cây  mía trong thời gian tới ?

 - Dù cho nhà máy có cải tiến công nghệ để giảm giá thành, nhưng tỷ lệ giảm đó cũng không bằng sản lượng hụt, nên ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất. Nếu chất lượng mía tốt thì sức cạnh tranh mới cao và giá thành sản xuất mới rẻ. Quan trọng là làm các biện pháp cải tiến kỹ thuật để hỗ trợ nông dân nhằm tăng năng suất, chữ đường để nâng thu nhập của nông dân. Hướng dẫn nông dân đốn mía đúng thời điểm, đúng độ chín để năng suất, chữ đường đạt tối đa thì giá mới cao được. Thời điểm này, nông dân không nên vội vàng bán vì mía còn non, vì chữ đường còn rất thấp, hiệu quả mang lại không cao. Ngành nông nghiệp nên đặt chỉ tiêu tăng năng suất mía từ 80 lên 150 tấn/ha, vì năng suất tăng vừa giải quyết sản lượng cho nhà máy, vừa nâng mức thu nhập cho nông dân trồng mía. Ngoài năng suất, chất lượng mía cũng cần phải chú ý. Vì hiện tại có hộ đạt 12-13 CCS, nhưng bình quân cả tỉnh chỉ mới 8-9 CCS, mà mình hoàn toàn có thể đẩy lên trên 10 CCS. Nếu tăng được 20% thì đồng nghĩa với tăng giá trị của cây mía, vì nhà máy mua theo CCS nên nông dân sẽ được lợi. Trong khi đây là mặt hàng ổn định, tỉnh cũng như ngành nông nghiệp cần mạnh dạn dồn sức tăng năng suất, chất lượng để giải quyết thu nhập cho nông dân va ngành mía đường trong tỉnh.

 * Xin cảm ơn ông !

(Theo HOÀI THANH // báo Hậu Giang)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Becamex IDC Nguyễn Văn Hùng: Đường Mỹ Phước - Tân Vạn rất quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa
  • Giám đốc phụ trách phát triển tập đoàn Citelum (Pháp): Chúng tôi muốn đầu tư lâu dài ở Việt Nam
  • GE Energy rất quan tâm tới dự án điện gió
  • IDG nhìn về dài hạn
  • Công ty kiểm toán trong nước còn nhiều cơ hội gia nhập thị trường
  • Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương: Thế mạnh là sức trẻ và lòng nhiệt huyết...
  • Beeline: “Chúng tôi không muốn thành nhà mạng giá rẻ”
  • Công ty Megastar Land: Phát triển bền vững với khu công nghiệp "xanh"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao