Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ông Từ Minh Thiện, giám đốc trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC): Tổ chức để cả xã hội hưởng ứng

“Kết luận của Bộ Chính trị về cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt tác động đến nhiều giới: chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp, người tiêu dùng, là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chiến lược cho hàng Việt và thị trường nội địa trong tương lai”

Ông Từ Minh Thiện, giám đốc ITPC nói như vậy khi trả lời phỏng vấn Sài Gòn Tiếp Thị. Theo ông Thiện, kết luận trên là phù hợp và rất quan trọng trong thời điểm hiện nay, bởi chính thị trường nội địa đã giúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới.

Có nhiều việc được đề xuất lâu nay đã thành chủ trương, chẳng hạn như ưu tiên sử dụng hàng Việt trong mua sắm công. Nhưng đây cũng mới là chủ trương, theo ông cần có thêm những chính sách, cơ chế vận hành cụ thể gì?

UBND thành phố đã giao ITPC làm đầu mối xây dựng chương trình hưởng ứng cuộc vận động kể trên. Chúng tôi sẽ phối hợp sở Công thương trình thành phố chương trình này. Sẽ có kế hoạch cụ thể cho năm hoạt động chính: (1) bán hàng nông thôn, (2) hội chợ triển lãm, (3) huấn luyện đào tạo, (4) hội thảo, báo cáo chuyên đề, (5) khảo sát thị trường. Riêng hoạt động truyền thông sẽ do cục Xúc tiến thương mại bộ Công thương xây dựng và thực hiện chung.

Trong chương trình, phải có đầy đủ sự tham gia của các sở, ngành, đoàn thể, hiệp hội… Trong đó, cơ quan nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, tổ chức, động viên, tuyên truyền, tài phán, và gương mẫu trong việc tiêu dùng hàng nội như đầu tàu.

Chính sách khuyến khích, động viên mua sắm tiêu dùng hàng nội không thể chỉ kêu gọi một chiều lòng yêu nước của người tiêu dùng. Chúng tôi đang trình uỷ ban một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, tư vấn, đào tạo và cung cấp giải pháp công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Năm đầu tiên là 30 doanh nghiệp, và những năm sau có thể là 50 – 100 doanh nghiệp… Sau khi doanh nghiệp lấy được chứng nhận, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ họ công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với các công ty triển khai những chương trình khuyến mãi, khuyến khích tiêu dùng, đưa sản phẩm vào từng phân khúc thị trường...

Về cơ chế, cần có tài phán. Chẳng hạn, trong kế hoạch mua sắm, chi tiêu hằng năm của các tổ chức, đơn vị nhà nước, sở Tài chính và kho bạc cần kiểm soát, gác cửa, đảm bảo ưu tiên mua các sản phẩm trong nước tương đương hoặc tốt hơn về công năng, giá cả so hàng ngoại.

Phải kiểm soát chặt chẽ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng với mức hình phạt tăng lên để bảo vệ người tiêu dùng. Trong đó, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức xã hội, đoàn thể và người tiêu dùng.

Có những hoạt động cụ thể như tổ chức bán hàng ở nông thôn – ngoại thành thành phố, tổ chức các hội thảo, hội chợ, mời khách quốc tế đến tham quan… trên thực tế ITPC cũng đã chủ động làm. Ông có nhận xét gì từ những hoạt động thực tế đó, và có đề xuất, gợi ý gì, để phát huy hiệu quả những hoạt động này trong thời gian tới?

Những việc này không chỉ ITPC làm, mà có nhiều tổ chức, đơn vị khác cũng tham gia như câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao… Như tôi đã nói, phải làm sao để cả xã hội tham gia cuộc vận động, nên càng nhiều đơn vị làm thì càng tốt.

Để công việc hiệu quả, quan trọng nhất vẫn là sự hợp tác từ nhiều phía: cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xúc tiến thương mại, đoàn thể, hiệp hội và doanh nghiệp, sao cho không “đánh trống bỏ dùi”. Khơi dậy được các nguồn lực và rút dần sự trợ giúp khi doanh nghiệp đã mạnh lên, chứ không thể làm thay doanh nghiệp. Thành uỷ TP.HCM sẽ thành lập một ban chỉ đạo cuộc vận động, để đảm bảo việc hợp tác thành công.

Vai trò đầu tàu của thành phố sẽ thể hiện như thế nào?

Tôi đang thực hiện các chuyến đi đến các địa phương bàn việc hợp tác. Chương trình sẽ không gói gọn trên địa bàn thành phố mà có sự phối hợp với các địa phương toàn Nam bộ (Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ) để phát huy tối đa các nguồn lực. Trên thực tế, chúng tôi cũng đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp ở các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương…

Cần nói thêm là, có ba đối tượng tiêu dùng: ngoài người tiêu dùng trực tiếp, còn có doanh nghiệp và Nhà nước. Trong đó, doanh nghiệp ở thành phố là đối tượng tiêu dùng mà các tỉnh rất cần để tiêu thụ hàng hoá, nông phẩm…

(Theo Kim Văn thực hiện/SGTT)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Ông Lê Khắc Hiệp – Chủ tịch HĐQT Cty Vincom: Cần chuyên nghiệp hóa đồng bộ
  • Liberty: cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ
  • Vinaconex chấp hành nghiêm việc bị thu hồi gần 900 tỷ
  • DN Việt kiều chia sẻ bí quyết thâm nhập thị trường châu Âu
  • Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ Nguyễn Thành Long
  • Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Becamex IDC Nguyễn Văn Hùng: Đường Mỹ Phước - Tân Vạn rất quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa
  • Giám đốc phụ trách phát triển tập đoàn Citelum (Pháp): Chúng tôi muốn đầu tư lâu dài ở Việt Nam
  • GE Energy rất quan tâm tới dự án điện gió
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao