Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công ty Megastar Land: Phát triển bền vững với khu công nghiệp "xanh"

"Những khu công nghiệp "hợp thời" bây giờ quan tâm nhiều đến chất lượng chứ không phải số lượng, ít công nhân nhưng lại hiệu quả nhất trong sản xuất."

Công ty Megastar Land, thuộc Megastar Group, đang đầu tư chuỗi dự án khu công nghiệp "xanh" Megastar Business Park.

Trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo Ban quản lý Megastar Business Park, Kiến trúc sư Nguyễn Phú Đức, nói chuỗi dự án khu công nghiệp "xanh" này là sự kết hợp hợp các yếu tố con người, môi trường và công nghiệp, tạo một không gian xanh - sạch để mọi người làm việc và nghỉ ngơi trong đó.

Ông nói:

- Vừa qua, báo chí đã nói nhiều đến tình trạng ô nhiễm tại một số khu công nghiệp. Vì vậy, việc phát triển bền vững đã trở thành đích ngắm của chúng tôi.

"Business Park" không còn là khái niệm xa lạ trên thế giới. Đó là tên gọi chung của các khu công nghệ cao, khu đào tạo nghề, khu văn phòng, khu thương mại và các khu chức năng tương tự khác, được kết hợp hài hòa trong không gian cảnh quan cây xanh, mặt nước.

Muốn cạnh tranh được với các loại hình bất động sản khác thì khu công nghiệp còn cần cả các dịch vụ đi kèm. Không phải vô lý khi Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định yêu cầu các chủ đầu tư khu công nghiệp phải xây dựng cả khu nhà ở cho công nhân.

Các dự án của chúng tôi có tỷ lệ cây xanh tới 20%, khác biệt với các khu công nghiệp khác, vì chúng tôi hướng tới những ngành nghề xanh - sạch. Thông thường, tại các khu công nghiệp khác, tỷ lệ cây xanh chỉ chiếm 3-5%, bởi vì họ còn phải khai thác tối đa giá trị đất.

Các ông đã triển khai một dự án khu công nghiệp nào cụ thể cho xu hướng này chưa?

Chúng tôi đang triển khai dự án Megastar Business Park Yên Mỹ.

Dự án có diện tích rộng khoảng 200 ha, nằm ở huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, tiếp giáp với phía đông nam Hà Nội, cách sân bay Nội Bài khoảng 50 km, cảng Hải Phòng khoảng 80 km, cảng Cái Lân 140 km.

Dự án gồm khu công nghiệp truyền thống và khu công nghiệp mới kết hợp sản xuất, văn phòng cho thuê, đáp ứng các loại hình công nghiệp như ngành công nghệ thông tin, điện - điện tử, hàng tiêu dùng, cơ khí chế tạo, lắp ráp ôtô, xe máy, sản xuất phụ tùng linh kiện...

Nikken Sekkei Civil Engineering của Nhật Bản là nhà tư vấn, lập ý tưởng, cũng như thiết lập quy hoạch chi tiết dự án này.

Nếu gồm các dịch vụ như vậy thì giá thuê tại đây sẽ ra sao, thưa ông?

Giá thuê là 55 USD/m2 đất. Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện dịch vụ một cửa cho các doanh nghiệp lần đầu tiên đến Việt Nam như hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư một cách nhanh chóng bằng việc hợp nhất các nơi làm thủ tục đầu tư cần thiết, đồng thời tổ chức, đại diện cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục.

Hai trường đào tạo nghề liền kề sẽ cung ứng lao động trong trường hợp tỉnh Hưng Yên không đủ lượng lao động cho những ngành nghề mới, đòi hỏi tay nghề cao. Người dân địa phương sẽ được vào làm việc sau khi đã được đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của khu công nghiệp.

Người dân chịu ảnh hưởng từ khu công nghiệp cũng có thể sẽ được chuyển đổi ngành nghề bằng cách tham gia trong các khu dịch vụ để phục vụ khu công nghiệp. Đây là điều khác biệt với các dự án đền bù một lần, kể cả hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề.

Thưa ông, từ trước đến nay, vấn đề chất lượng khu công nghiệp có được các chủ đầu tư đặt nặng?

Từ trước đến nay người ta chỉ nghĩ đến việc tận dụng các tỉnh liền kề Hà Nội để lấy lợi thế về vị trí, lợi thế từ địa phương để sản xuất những mặt hàng đơn giản. Các chủ đầu tư thường cố gắng khai thác triệt để giá trị đất đai.

Tuy nhiên, những khu công nghiệp "hợp thời" bây giờ quan tâm nhiều đến chất lượng chứ không phải số lượng, ít công nhân nhưng lại hiệu quả nhất trong sản xuất. Điều đó được minh chứng từ thực tế là hiện nay các khu công nghiệp nhỏ và vừa đang có xu hướng thắng thế.

Dự án của các ông nhắm đến đối tượng đầu tư nào?

Chúng tôi ưu tiên nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khu vực Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), vì thế mới cần đơn vị tư vấn của Nhật Bản. Đã đến thời điểm chọn lựa nhà đầu tư kỹ hơn, yêu cầu cao hơn, đòi hỏi đầu tư dài hơi hơn và các chi phí cũng đắt đỏ hơn.

Nói như thế không có nghĩa là chúng tôi không nhắm đến nhà đầu tư trong nước, đây cũng là đối tượng rất tiềm năng, nếu sản phẩm của họ đúng với ngành nghề khu công nghiệp chúng tôi.

 

(Theo Hạnh Liên // VnEconomy)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Trở thành nhà máy đóng tàu hiện đại của thế giới
  • BeelineVN sẽ khẳng định sự vượt trội tại Việt Nam
  • Hanjin đưa tàu mẹ vào Cảng Tân Cảng- Cái Mép và những cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại các tỉnh phía Nam
  • Tập đoàn vận tải biển APL Hoa Kỳ sẽ mở rộng đầu tư về nhân sự và dịch vụ
  • Giám đốc nhân sự- hành chính, Công ty TNHH Một thành viên May mặc Bình Dương Nguyễn Hồng Anh: Cần có chính sách mạnh hơn để thu hút lực lượng lao động
  • Petrolimex: “Cứ lỗ như thế này thì làm gì có tích lũy”
  • Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Minh Long 1 Lý Ngọc Minh: Chúng tôi sẽ hướng vào thị trường trong nước
  • Ông Võ Trường Thành, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Trường Thành:
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao