Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công ty kiểm toán trong nước còn nhiều cơ hội gia nhập thị trường

Cả 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam, song trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc Phát triển thị trường Công ty Deloitte Việt Nam khẳng định, thị trường kiểm toán vẫn rộng cửa cho doanh nghiệp (DN) kiểm toán Việt Nam.



Bà Nguyễn Phương Mai

 Hiện nay, cả 4 DN kiểm toán lớn nhất thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam, mà Deloitte là một trong số đó. Xem ra, cơ hội gia nhập thị trường cho DN kiểm toán Việt Nam không còn nhiều?

Không phải như vậy. Theo báo cáo tại cuộc họp thường niên giám đốc các DN kiểm toán Việt Nam tại Hà Nội hồi đầu tháng 7/2009, số lượng các công ty kiểm toán Việt Nam đã gia tăng đáng kể trong thời gian vừa qua. Vào cuối năm 2008, số lượng các công ty đăng ký hành nghề kiểm toán tại Việt Nam là 136 công ty, nhưng sau quý II/2009, đã lên tới con số 175.

Nhưng rõ ràng, nhóm 4 công ty hàng đầu thế giới đã khẳng định sự vượt trội của mình trên thị trường kiểm toán Việt Nam?

Đúng là trong suốt thời gian qua, 4 công ty kiểm toán lớn của thế giới có mặt tại Việt Nam (Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PwC) luôn đứng đầu trên phương diện doanh thu, từ tốc độ tăng trưởng doanh thu đến các doanh thu từ kiểm toán báo cáo tài chính, doanh thu kiểm toán các DN nhà nước, DN đầu tư nước ngoài, doanh thu về tư vấn... Lý do rất đơn giản là các DN kiểm toán quốc tế có nhiều kinh nghiệm và nguồn lực để chiếm ưu thế trước các DN kiểm toán nhỏ và vừa (thường không đủ nguồn lực để đáp ứng hết các nhu cầu đa dạng của DN, như kiểm toán quý, giữa kỳ, cuối năm; kiểm toán không chỉ theo luật định mà còn kiểm toán theo mục đích quản trị nội bộ, kiểm toán theo chuẩn mực Việt Nam và quốc tế, chuyển đổi báo cáo theo yêu cầu báo cáo tài chính quốc tế...). Tuy nhiên, các công ty kiểm toán trong nước cũng còn rất nhiều cơ hội, do các ưu thế về “sân nhà” và các yếu tố văn hóa của thị trường trong nước. 

Theo bà, hạn chế cơ bản cho sự tăng trưởng và phát triển của công ty kiểm toán trong nước là gì?

Thứ nhất, các công ty này có ít danh tiếng do đều là các công ty mới thành lập trong vòng 5 năm trở lại đây. Thứ hai, uy tín trên thị trường chưa cao do số lượng kiểm toán viên quốc gia chưa nhiều. Theo phân loại và báo cáo của Bộ Tài chính, số lượng công ty kiểm toán nhỏ và vừa, là công ty có ít hơn 7 kiểm toán viên quốc gia, chiếm 80% số lượng công ty kiểm toán tại Việt Nam vào năm 2008. Thứ ba, chất lượng và quy mô hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam cũng bị hạn chế, như việc triển khai kiểm toán cho các công ty yêu cầu báo cáo tài chính hợp nhất, nhu cầu phát hành trái phiếu, các dự án quy mô lớn… Ngoài ra, các công ty trong nước chưa thể đáp ứng các dịch vụ có giá trị gia tăng sau kiểm toán như tư vấn quản trị, tư vấn thuế giống các công ty kiểm toán quốc tế.

Vậy làm thế nào để các công ty trong nước có thể tận dụng được cơ hội của mình, thưa bà?

Giải pháp cho các công ty kiểm toán trong nước ổn định và khẳng định mình là, ngoài việc chú trọng nâng cao danh tiếng, cần phải tạo niềm tin với các công ty có nhu cầu kiểm toán và công chúng bằng quy mô hoạt động trên cơ sở số lượng nhân viên nghiệp vụ và số lượng kiểm toán viên. Trong cuộc họp thường kỳ mới đây, Bộ Tài chính cũng đưa ra giải pháp sáp nhập các DN nhỏ và vừa để tạo ra nguồn lực tốt hơn. Như vậy, DN kiểm toán vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa có thêm cơ hội trao đổi, đào tạo học hỏi kiến thức và kinh nghiệm quốc tế, để chuẩn bị sẵn sàng cho sự bùng nổ nhu cầu kiểm toán, tư vấn khi nền kinh tế hồi phục.

(Theo Nguyên Đức // Báo đầu tư )

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương: Thế mạnh là sức trẻ và lòng nhiệt huyết...
  • Beeline: “Chúng tôi không muốn thành nhà mạng giá rẻ”
  • Công ty Megastar Land: Phát triển bền vững với khu công nghiệp "xanh"
  • Trở thành nhà máy đóng tàu hiện đại của thế giới
  • BeelineVN sẽ khẳng định sự vượt trội tại Việt Nam
  • Hanjin đưa tàu mẹ vào Cảng Tân Cảng- Cái Mép và những cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại các tỉnh phía Nam
  • Tập đoàn vận tải biển APL Hoa Kỳ sẽ mở rộng đầu tư về nhân sự và dịch vụ
  • Giám đốc nhân sự- hành chính, Công ty TNHH Một thành viên May mặc Bình Dương Nguyễn Hồng Anh: Cần có chính sách mạnh hơn để thu hút lực lượng lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao