Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng Giám đốc Tập đoàn Hiệp Hưng: Khó khăn là cơ hội để phát triển

Chẳng phải nếu mình vượt qua những khó khăn đó là mình đã chiến thắng, đã vượt lên so với các đối thủ cạnh tranh sao? Như thế, phải xem khó khăn là cơ hội mới đúng. Nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị - Tổng giám đốc Tập đoàn Hiệp Hưng đã có những chia sẻ hết sức lí thú về kinh nghiệm khởi nghiệp của mình.

- Các doanh nhân thường bắt đầu khởi nghiệp bằng sự đam mê, còn chị, có phải là từ tình cảm mà chị đã dành cho nghề thêu?

Tôi đam mê với nghề thêu, đó là sự thật. Đam mê đến mức, cho dù bây giờ lợi nhuận từ mảng này không cao, nhưng những sản phẩm thêu vẫn được Tập đoàn Hiệp Hưng đặc biệt coi trọng. Nhưng con đường khởi nghiệp của tôi không bắt đầu từ sự đam mê mà từ những khó khăn trong cuộc sống thường ngày.

Cũng phải nói thêm một chút, gia đình chồng tôi có truyền thống làm nghề thêu. Với kiến thức được đào tạo trong lĩnh vực thương mại và đam mê, hiểu biết về ngành thêu đã giúp tôi vượt qua rất nhiều thách thức. 

Doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đang dạy thêu cho phụ nữ tại địa phương

- Vậy khi đã dấn thân vào con đường kinh doanh, liệu những khó khăn của chị đã hết chưa?

Tôi bắt đầu thành lập Hiệp Hưng từ năm 1988. Lúc đó, đất nước vừa ra khỏi chế độ bao cấp, người ta nhìn nhận về doanh nghiệp tư nhân khác với bây giờ. Khó khăn lớn nhất là về rào cản ý thức con người.

Tôi không phải là người thích chân trong chân ngoài, nên ngay khi có Luật Doanh nghiệp, đã xin nghỉ hẳn ở Bộ Thương mại để tập trung làm doanh nghiệp. Nhiều người cho là mạo hiểm, nhưng tôi nghĩ rằng, khi mình đã bị đẩy lùi về một góc, không còn đường lùi, thì tự bản thân sẽ phải bứt lên thôi. Tự bản thân mình sẽ tự tìm mọi cách để đảm bảo cuộc sống và chứng minh quyết định của mình đúng đắn.

- Bỏ một công việc ổn định, được trọng vọng để lập doanh nghiệp khi mà kinh doanh vẫn khá xa lạ với đại bộ phận người dân Việt Nam, liệu có quá mạo hiểm không, thưa bà?

Tôi không nghĩ là mạo hiểm mà phải xem là những bước ngoặt quan trọng trong đời mình. Khi mình muốn chứng minh bước ngoặt đó là đúng đắn thì mình phải cố thôi. Tôi cũng nghĩ không nên gọi những trở ngại như thế là mạo hiểm, vì khi định danh như thế mình sẽ vừa làm, vừa run. Tôi có quyết tâm, nên tôi đã vượt được qua nó.

Tôi vốn làm việc rất rõ ràng, bài bản, có kế hoạch cụ thể. Khi đã tính toán kỹ thì không thể gọi là liều, là mạo hiểm. Mình có học nên có thể vạch ra được con đường của mình, và như thế mình sẽ đi đến cùng, khó khăn mấy cũng sẽ đi.
 
Doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị (mặc áo dài xanh)
tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu 2008

- Chị đã làm thế nào để vượt qua được những khó khăn của ngày đầu khởi nghiệp đó?

Tôi rất tâm đắc với câu nói “đừng bao giờ gọi đó là khó khăn mà hãy coi đó là thử thách”. Như thế sẽ tăng thêm động lực để vượt qua và biến thử thách kia về “mo”. Nếu nhìn nhận thử thách theo hướng đó, ta cũng nên cảm ơn thử thách đã cho mình cơ hội để đặc biệt hơn người khác, chiếm được ưu thế hơn trong cạnh tranh.

Nếu coi những trở ngại là khó khăn, mình dễ lâm vào tâm lý bất lực khi nó có vẻ như vượt quá khả năng giải quyết của mình. Như thế, cứ mỗi trở ngại lại phải tìm con đường khác, mình sẽ không bao giờ trở thành người dẫn đầu được. Khai phá con đường mới là một mình đi một con đường, chẳng phải tốt hơn xếp hàng đi cùng người khác sao?
 
Doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị nhận Cúp Bông Hồng Vàng năm 2010

- Theo bà để tạo nên thành công, doanh nhân cần những tố chất cơ bản nào?

Theo tôi đầu tiên phải có lòng say mê, sau đó là sự quyết tâm. Quyết tâm mà không có sự say mê sẽ không thể kiên trì theo đuổi được mục tiêu. Sự say mê sẽ đem đến nhiều sáng kiến mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Lòng say mê sẽ khiến bạn cống hiến nhiều hơn, giúp bạn đi nhanh hơn trên con đường khởi nghiệp của mình. Một yếu tố nữa đó là người doanh nhân phải thông minh và có kiến thức.

Thêu là nghiệp và cũng là niềm đam mê của tôi. Mỗi ngày tôi vẫn truyền cảm xúc và sự say mê của mình cho cán bộ nhân viên tập đoàn Hiệp Hưng. Để họ cùng tôi nuôi giữ ngọn lửa đam mê, sáng tạo ra những sản phẩm Bellizeno, đẳng cấp của những giấc mơ. (cười)

- Ngoài hai yếu tố đó, lòng say mê và sự quyết tâm, theo bà, để thành công doanh nghiệp cần những yếu tố nào?

Tính đột phá. Đột phá ra những cái mới, những phát kiến mới. Doanh nhân có đam mê, có lí tưởng và một doanh nghiệp luôn coi trọng yếu tố đột phát sẽ là một sự kết hợp đẹp. Và sản phẩm đẹp (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) sẽ được ra đời trong sự kết hợp tuyệt vời đó.

- Xin cảm ơn bà về những chia sẻ thú vị này!

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • GE tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài tại Việt Nam
  • Kiếm tiền từ online: Lựa chọn hợp lý
  • Tổng Giám đốc Công ty D2D: Trải nghiệm hai phần đời
  • Đầu tư vàng không phù hợp với người “yếu bóng vía”
  • Tăng thuế xuất khẩu vàng: Không có cơ sở !
  • Petrolimex lãi như thế nào?
  • 100 ngày đầu tiên làm TGĐ FPT của Trương Đình Anh
  • Tân Tổng giám đốc Beeline: “Tôi thích “chiến đấu” với các ông lớn”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao