Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

6 tháng, doanh nghiệp đăng ký mới giảm 4,7%

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới trong 6 tháng đầu năm 2011 giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2010. Không chỉ giảm về số lượng, tổng số vốn đăng ký mới cũng giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2011, có khoảng 39,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký khoảng 232 nghìn tỷ đồng.

Đây là động thái ngược lại so với năm 2010. Lúc đó, cả nước có khoảng 42.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 250.600 tỷ đồng, tăng 0,25% về số doanh nghiệp nhưng số vốn đăng ký tăng tới 27,8

Lý giải về điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, lạm phát, lãi suất cao làm chi phí đầu vào tăng cao tác động trực diện đến sản xuất kinh doanh. Hơn thế, chi phí trung gian tăng cao, khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Không ít các kế hoạch khởi nghiệp, đầu tư mới buộc phải dừng lại.

Ông Nguyễn Xuân Quá, Tổng giám đốc Công ty Bánh Bảo Ngọc (Hà Nội) thừa nhận đã cắt giảm 50% các loại sản phẩm bánh, không đưa thêm sản phẩm mới vào thời điểm này do khó có thể dự liệu biến động giả cả thị trường sẽ thay đổi như thế nào.

Không những thế, chính sách thắt chặt tiền tệ khiến cửa tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp bị thu hẹp, tác động trực tiếp tới việc triển khai các kế hoạch kinh doanh mới. Trong bối cảnh này, theo phân tích, chỉ những doanh nghiệp quy mô lớn, có uy tín sẵn có với ngân hàng mới có thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có quyết định vay không khi lãi suất cho vay hiện quá mức chịu đựng của doanh nghiệp, thường trong khoảng 22-25%/năm.

Không những vậy, những con số thống kê cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn đăng ký và tăng thêm) chỉ đạt 95% so với cùng kỳ.

Thậm chí, theo số liệu của Bộ Công thương, nhập khẩu tư liệu sản xuất giảm khoảng 1% so với năm trước cũng đang được cho là dấu hiệu cần phân tích kỹ, bởi trong bối cảnh sản xuất trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, sự sụt giảm của chỉ số này cũng có thể phản ánh một phần nào đó các kế hoạch hoạt động cầm chừng của doanh nghiệp.

Xu hướng này thể hiện ảnh hưởng của bất ổn kinh tế vĩ mô đến thu hút đầu tư phát triển của khu vực doanh nghiệp. Hệ quả của sự sụt giảm số lượng doanh nghiệp là những ảnh hưởng không thuận đến đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian tới.

“Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn có những biến động phức tạp, việc giảm được các khoản chi phí trung gian là giải pháp thiết thực và có thể thực hiện được ngay để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Bích Lâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đề xuất.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cơ hội phát triển thị trường thiết bị định vị GPS
  • Hãng hàng không thứ 7 của Việt Nam được cấp phép
  • Tiếp tục khởi kiện nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
  • Dịch vụ khai báo thuế điện tử sẽ ăn nên làm ra?
  • Đào tạo “Hacker mũ trắng” cho các doanh nghiệp
  • Thời của các công ty nhiều tiền mặt
  • Tạo cú hích từ doanh nghiệp nhỏ
  • Phát triển thương hiệu từ nhãn hiệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao