Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cách đi riêng của viễn thông Việt Nam

 Viettel đã “xuất khẩu” thành công một khái niệm của riêng mình. Ảnh: H.T
Cách đây không lâu, cứ nói đến viễn thông là nói đến hợp tác nước ngoài, nhưng hiện nay, viễn thông Việt Nam không chỉ làm chủ thị trường trong nước, mà còn vươn xa đầu tư ra nước ngoài bằng cách làm riêng của mình.
 
Từ phải hợp tác đến phải tự làm

Năm 1987, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) hợp tác với Australia để thiết lập dịch vụ điện thoại quốc tế, sau đó là liên kết kinh doanh với Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc để thiết lập hệ thống điện thoại nội hạt.

Đến năm 1995, khi Tập đoàn Comvik (Thụy Điển) hợp tác kinh doanh với VNPT thành lập MobiFone, thì điện thoại di động mới chính thức trở thành một dịch vụ ở Việt Nam. Năm 1997, VinaPhone ra đời, tuy không trực tiếp hợp tác kinh doanh, nhưng yếu tố nước ngoài vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và vận hành mạng lưới. Từ đó, gần như đã thành mặc định trong tư duy rằng, hợp tác với nước ngoài để huy động vốn và công nghệ là con đường tất yếu của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. S-Fone, HT Mobile, Beeline đều nằm trong xu thế đấy. Duy chỉ có Viettel là khác.

Ban đầu, khi chuẩn bị cung cấp dịch vụ di động, Viettel vẫn nằm trong tư duy “phải hợp tác với nước ngoài”. Nhưng đúng thời điểm đó, viễn thông thế giới suy thoái, các nhà đầu tư không mặn mà lắm với việc mở rộng kinh doanh, nên đều khéo léo từ chối. Khi lòng tự trọng của những người lính trỗi dậy, các lãnh đạo của Viettel quyết định: phải tự làm.

Chính trong quá trình tự làm đó, các nhà lãnh đạo của Viettel đã phát hiện một vài điều rất quan trọng. Đó là Việt Nam chưa đủ trình độ để tạo ra công nghệ, nhưng người Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ trước khi bắt buộc phải mua công nghệ đó.  Đó là thiếu tiền có thể đi vay, nhưng không thể đi vay cách nghĩ, cách làm.

Thế là, mạng viễn thông Viettel được thiết lập theo cách chưa từng có ở Việt Nam: hoàn toàn do người Việt Nam thiết kế, xây dựng, vận hành ngay từ đầu và phủ sóng khắp các tỉnh, thành phố ngay tại thời điểm khai trương. Cùng với đó là một khái niệm viễn thông dành cho mọi người, mọi nhà.

Đến “xuất khẩu” khái niệm

So với thế giới, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chậm hơn nhiều, nhưng trong hoàn cảnh cụ thể, lại có thể nói, viễn thông Việt Nam ra nước ngoài khá sớm. Từ giữa năm 2006, khi thị trường trong nước mới bước vào thời kỳ bùng nổ, chỗ đứng thương trường chưa phải đã thật vững vàng, thì những bước đi đầu tiên cho sự nghiệp đầu tư viễn thông ra nước ngoài đã được thực hiện. Và đó lại là doanh nghiệp có cách làm viễn thông không giống ai.

Khi đó, rất ít người tin rằng, Viettel sẽ thành công ở nước ngoài. Môi trường khác, thị trường cạnh tranh khốc liệt trong khi thu nhập người dân còn rất thấp, những khó khăn về nguồn nhân lực… là những thách thức rất lớn. Ở Campuchia, mối nghi hoặc còn lớn hơn, bởi trước Viettel, đã có tới 7 nhà cung cấp dịch vụ, trong đó có đến 6 nhà cung cấp của các ông lớn của khu vực và thế giới đầu tư trực tiếp hàng chục năm, nhưng viễn thông Campuchia vẫn phát triển rất chậm. Còn Viettel, dù phát triển nhanh, nhưng so với những nhà đầu tư đi trước, thì không thể so sánh về công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm thương trường…

Nhưng Viettel lại có những sức mạnh mà các “ông lớn” không có. Một trong số đó chính là một khái niệm viễn thông mới, được đúc rút thành triết lý 4Any (mọi lúc, mọi nơi, cho mọi người, với giá rẻ), được Viettel mang nguyên sang thị trường Campuchia. Một mạng lưới vững chắc phủ khắp các tỉnh, thành phố được dựng lên trước ngày khai trương chính thức. Các gói dịch vụ được chia nhỏ phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng, với giá cước thấp hơn các nhà cung cấp khác tới gần 30%.

Đến tháng 6 năm nay, chỉ sau hơn 1 năm chính thức cung cấp dịch vụ, không chỉ người dân và Chính phủ Campuchia, mà cả cộng đồng quốc tế cũng chính thức ghi nhận sự thành công của khái niệm viễn thông mà Viettel mang tới, khi Frost&Sullivan vinh danh Metfone (thương hiệu của Viettel tại Campuchia) là “Nhà cung cấp dịch vụ triển vọng nhất của năm” ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bức tranh viễn thông Campuchia đã thay đổi với tốc độ phi mã, khi chỉ sau 1 năm, đã tăng mật độ di động từ 15% lên 40%, điện thoại cố định từ 1% lên 6%, Internet băng rộng từ 0,5% lên 2%…

Vậy là, viễn thông Việt Nam đã đi qua một bước chuyển rất dài, từ là đối tượng tiếp nhận sang người đi đầu tư. Không chỉ đơn thuần là đầu tư nước ngoài, xuất khẩu dịch vụ viễn thông, Việt Nam đã “xuất khẩu” một khái niệm của riêng mình.

(Theo Báo đầu tư)

  • Tiền tỷ “bốc hơi” vì tỷ giá
  • Tập đoàn GE tìm thêm đối tác tại Việt Nam
  • Lên điểm nhờ liên kết mô hình cụm
  • “Ngóng” trần giá vé hàng không mới
  • Công ty Nam Dương xây dựng Cảng biển tại Indonesia
  • VDB bơm vốn cho VRG đầu tư ra nước ngoài
  • Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may và da giày Việt Nam”
  • Doanh nghiệp xoay xở với tỷ giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao