Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp cổ phần nhà nước thu hút đầu tư kém

Diễn đàn Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam do công ty Lexis Nexis tổ chức tại TPHCM ngày 9-10. Ảnh: Thái Hằng

Khung pháp lý phức tạp, quản trị kém cùng tình trạng thông tin không minh bạch trong nhiều hoạt động đã khiến nhà đầu tư nước ngoài quay lưng với doanh nghiệp nhà nước trong việc cổ phần hóa.

Đó là nhận định khá phổ biến của nhiều công ty, quỹ đầu tư trong và ngoài nước và nhà quản lý tại buổi thảo luận thứ hai của Diễn đàn Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam do Công ty Lexis Nexis tổ chức tại TPHCM ngày 9-10.

Ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), nói rằng rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài không muốn rót vốn vào những công ty có sở hữu nhà nước ngay cả sau khi cổ phần hóa và niêm yết vì tình trạng quản trị điều hành yếu kém, lỗi thời bên cạnh thông tin doanh nghiệp thiếu công khai, minh bạch.

“Nâng cao quản trị doanh nghiệp tại công ty nhà nước cổ phần hóa là vấn đề sống còn để thu hút đầu tư", ông Lai nói. Theo ông, điều đó sẽ giúp chính quá trình cổ phần hóa thực hiện nhanh hơn, thuyết phục nhà đầu tư bằng hoạt động thông tin đầy đủ minh bạch.

Ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thừa nhận thu hút đầu tư kém ở những công ty nhà nước cổ phần hóa còn do khung pháp lý, vừa ít thông tin cần thiết vừa phức tạp trong các quy định. Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ môi trường kinh doanh như tình trạng độc quyền trong các công ty, tổng công ty nhà nước đã tồn tại từ rất lâu.

Theo ông Lai, môi trường kinh doanh kém cũng là một yếu tố cản trở tiến trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), vốn có chức năng như một công cụ hiệu quả trong việc cải thiện hoạt động quản trị doanh nghiệp. Ông nói, như một số vụ M&A giữa tổ chức đầu tư nước ngoài và công ty vốn nhà nước trước đây khi công ty mới tiến hành niêm yết đã cho những kết quả rất lạc quan.

Theo Luật Doanh nghiệp thì đến ngày 1-7-2010, toàn bộ công ty nhà nước phải chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn; nhưng tính đến tháng 10-2009, còn khoảng 1.500 công ty có 100% vốn nhà nước chưa được chuyển đổi, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.  

(Theo Thái Hằng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đầu tư vào các tỉnh ĐBSCL
  • Ước gì như Vinashin...
  • Intel hướng đến điện toán cá nhân
  • Nhiều giải pháp cho quản lý cao ốc và ngân hàng
  • Ông vua năng lượng mặt trời BP cho thấy tương lai ngành điện năng lượng mặt trời.
  • Xác định lại giá trị doanh nghiệp tại MobiFone
  • Viettel và MobiFone chuẩn bị gia nhập thị trường 3G
  • Vietnam Airlines mở phòng vé thứ 3 tại Hà Nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao