Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp tư nhân: Tăng trưởng ngoạn mục

Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa dường như đang chiếm ưu thế về tốc độ tăng trưởng so với các doanh nghiệp lớn. Ảnh: Đức Thanh
Với tốc độ tăng trưởng 675,3%, Công ty cổ phần Thương mại Nguyễn Kim là doanh nghiệp tăng trưởng lớn nhấtViệt Nam giai đoạn 2006-2009 theo Bảng xếp hạng FAST 500.
 
Bảng xếp hạng do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (VNR) công bố hôm nay, 30/3/2011. Nguyễn Kim cũng là doanh nghiệp đại diện cho lực lượng đông đảo của khu vực doanh nghiệp tư nhân, chiếm 78% trong tổng số 500 doanh nghiệp được xếp hạng. Các chuyên gia nghiên cứu của VNR cho rằng, đây là tín hiệu tốt, thể hiện sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam.

Cùng với Nguyễn Kim, Công ty cổ phần Thép Thành Đạt là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa đứng đầu danh sách 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Dường như những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đang chiếm ưu thế về tốc độ tăng trưởng so với các doanh nghiệp lớn.

Ông Phùng Hoàng Cơ, Phó chủ tịch HĐQT Công ty VNR cho biết, theo số liệu tổng hợp, 500 doanh nghiệp trong FAST 500 có tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006-2009 đạt 54%. Trong đó, Top 50, Top 100 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất đạt tốc độ tăng trưởng khá ngoạn mục, tương ứng là 160% và  112%.

 “Nhóm ngành chế biến, chế tạo và sản xuất có số doanh nghiệp nhiều nhất trong FAST 500 năm 2010, với tỷ lệ 41,8% tổng số doanh nghiệp; tiếp theo là ngành xây dựng với số doanh nghiệp chiếm 16,6%. Tuy nhiên, các số liệu cũng cho thấy, mặc dù ngành kinh doanh - dịch vụ đứng thứ ba về số lượng doanh nghiệp (chiếm 16,8%), song lại là khu vực có doanh thu và tốc độ tăng trưởng bình quân của các doanh nghiệp trong ngành cao nhất”, ông Cơ phân tích.

Đặc biệt, các nhóm ngành đứng đầu về tăng trưởng cũng chính là nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất, trong đó 121.341 lao động (chiếm 43,9% tổng số lao động của 500 doanh nghiệp) làm việc trong các doanh nghiệp chế biến, chế tạo và sản xuất; tiếp đến là ngành xây dựng với 51.296 lao động (chiếm 18,6%), đứng thứ ba là nhóm ngành kinh doanh - dịch vụ với 26.125 lao động (chiếm 9,5%).

Có thể thấy rõ sự tăng trưởng cả về quy mô lao động và tài sản của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong bức tranh mà FAST 500 tạo dựng cũng là những nét vẽ chính trong Báo cáo Doanh nghiệp thường niên năm 2010 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa công bố đầu tuần này. Đặc biệt, cả hai báo cáo đều chỉ ra được sự năng động và hiệu quả khá nổi trội của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ phân phối, bán lẻ và những chuyển dịch về cơ cấu quản trị doanh nghiệp, với thế mạnh thuộc về loại hình công ty cổ phần.

Tuy nhiên, đằng sau những số liệu đầy khả quan về tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam là lo ngại về khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài để trở thành các doanh nghiệp lớn đã xuất hiện. Ông Đặng Thế Đức, Luật sư điều hành Công ty Luật Indochine Counsel phát hiện rằng, số lượng doanh nghiệp tư nhân trong Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, một trong những cơ sở dữ liệu để xây dựng FAST 500, khá khiêm tốn. Dường như các doanh nghiệp Việt Nam đang vướng vào vòng luẩn quẩn là, khi phát triển quá nhanh, doanh nghiệp sẽ có ít thời gian hơn để nghiên cứu thị trường, kiểm định các giả thuyết, hiểu được đối thủ cạnh tranh và tối ưu hoá nguồn lực... Đặc biệt, hệ thống quản lý, nhất là đội ngũ nhân lực quản trị, phát triển không theo kịp quy mô khiến nhiều doanh nghiệp đi vào bế tắc ngay ở giai đoạn phát triển mạnh nhất.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Đinh Anh Huân, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Thế giới di động, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Thế giới điện tử, công ty đứng thứ 4 trong FAST 500 thừa nhận: “áp lực với việc tăng trưởng nhanh là rất lớn, vì doanh nghiệp sẽ phải đầu tư vào kỹ năng quản lý, nhân sự… Mô hình quản lý và kinh doanh một cửa hàng vô cùng khác với quy mô 80 siêu thị trên toàn quốc của chúng tôi. Trong kế hoạch tới, chúng tôi sẽ mở rộng gấp đôi con số hiện tại. Nếu không có Hệ thống Quản lý doanh nghiệp ERP, chúng tôi khó có thể duy trì được sự ổn định, chứ chưa nói tới tốc độ tăng trưởng mạnh như vậy”.

Bảng xếp hạng FAST 500 được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu của 200.000 doanh nghiệp của VNR, dữ liệu Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2007 – 2010), Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2007 – 2009). Các số liệu được cập nhật trong 4 năm 2006, 2007, 2008, 2009 và thứ hạng doanh nghiệp được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của doanh thu trong giai đoạn 2006-2009. Các chỉ tiêu tổng tài sản, lợi nhuận, số lao động tại doanh nghiệp cũng được tính toán trong quá trình xếp hạng.

(Theo Báo đầu tư)

  • Tự xoay xở
  • Hàng không nội le lói tín hiệu cạnh tranh
  • Một lần bảo dưỡng Nhà máy lọc dầu Dung Quất tốn 25 triệu USD
  • Câu chuyện về một “phong cách sống xanh”
  • Doanh nghiệp đánh giá triển vọng kinh doanh: Tin vào nội lực
  • Doanh nghiệp FDI “kêu trời” vì cắt điện
  • Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ Viettel
  • Doanh nghiệp mong ổn định kinh tế vĩ mô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao