Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp xăng dầu xin giải pháp hỗ trợ đặc biệt

picture
Giá xăng dầu sẽ theo cơ chế thị trường nhanh hơn giá các loại nhiên liệu khác và theo đúng Nghị định 84.

Cung ứng điện và quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu là hai vấn đề lớn được nhiều đại biểu tham dự hội nghị giao ban công tác tháng 3 và quý 1/2011 của Bộ Công Thương ngày 4/4 đề cập.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, bên cạnh nguyên nhân điều chỉnh tỷ giá USD/VND thì việc tăng giá xăng dầu và tăng giá bán điện cho sản xuất, sinh hoạt đã làm tăng chi phí sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng 2,17% so với tháng 2 và tăng 6,12% so với tháng 12/2010. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý 1/2011 tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, sau 2 đợt tăng giá từ 16% - 24% (tùy từng loại) từ ngày 24/2 và tiếp tục tăng 10,4% - 15,4% từ ngày 29/3, giá xăng dầu đã bám sát giá cơ sở, và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chưa có lãi, nhưng không còn lỗ.

Trong quý 1, cung-cầu xăng dầu trong nước về cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên do có sự chênh lệch giá với các nước chung đường biên giới trên bộ, trên biển khoảng 2.000 - 3.000 đồng/lít nên buôn lậu xăng dầu vẫn tiếp diễn phức tạp tại một số tỉnh, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang, Long An, An Giang...

Ông Lâm Thanh Hùng, Phó giám đốc Sở Công Thương Kiên Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 19 đơn vị cung ứng cấp 2, 447 trạm bán xăng dầu, trong đó có 8 trạm sát tỉnh biên giới. Nhưng các lực lượng chức năng ngành công thương chỉ kiểm soát được hoạt động của 50% cây xăng trên địa bàn tỉnh. Giải pháp đã được tỉnh thực hiện là hạn chế thời gian bán xăng dầu, kiểm tra mục đích mua xăng dầu.

Còn theo bà Đàm Thị Huyền, Phó tổng giám đốc của Petrolimex, mặc dù Petrolimex đã tăng thị phần thêm 20% trong quý 1, nhưng kinh doanh xăng dầu đã bị lỗ 2.650 tỷ đồng, trong đó có khoản phát sinh 1.850 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá trước khi điều chỉnh.

Hiện nay, dư vay ngoại tệ của Petrolimex là 1,061 tỷ USD, trong khi tỷ giá liên ngân hàng mỗi ngày tăng 5-10 điểm, khiến Petrolimex mất 5-10 tỷ đồng/ngày, vì vậy bà Huyền kiến nghị cần có chính sách khoanh số nợ ngoại tệ trên của Petrolimex. Bên cạnh đó, quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng đã bị âm tới 703 tỷ đồng từ tháng 2/2011 nên cần phải có giải pháp hỗ trợ đặc biệt, để các doanh nghiệp đầu mối có thể đảm bảo được nguồn cung.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu trong nước, Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phải cung ứng đủ ngoại tệ cho nhập khẩu xăng dầu. Giá xăng dầu sẽ theo cơ chế thị trường nhanh hơn giá các loại nhiên liệu khác và theo đúng Nghị định 84.

Thời gian qua, nhằm bình ổn thị trường, chống đầu cơ, găm hàng, nhiều giải pháp tích cực đã được triển khai thực hiện như quy định giờ bán tại các cây xăng khu vực biên giới; hạn chế tối đa việc dùng phi, can mua xăng dầu, chỉ bán trực tiếp vào các phương tiện. Các hộ có phương tiện sản xuất phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Để đảm bảo về lâu dài, Ban chỉ đạo 127TW sẽ xây dựng quy chế kinh doanh xăng dầu ở biên giới để ban hành vào cuối tháng 4/2011 sau khi tham vấn ý kiến của các địa phương.

Về vấn đề cung ứng điện, theo số liệu thống kê, trong tháng 3, sản lượng điện sản xuất trong nước và mua ngoài ước đạt 8.117,6 triệu kWh, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước; cộng chung 3 tháng đầu năm ước đạt 22.669,2 triệu kWh, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Dương Quang Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực cho biết, tháng 4/2011, sản lượng điện sản xuất dự kiến đạt 310,4 triệu kWh/ngày, cao hơn chỉ tiêu được Bộ Công Thương giao là 2 triệu kWh/ngày. Con số này được đưa ra trên cơ sở EVN tiếp tục bảo đảm vận hành ổn định các nhà máy hiện có, đồng thời đưa vào vận hành 900 MW của các tổ máy 2 thủy điện Sơn La, nhiệt điện Uông Bí mở rộng để tăng nguồn cung cho hệ thống.

Tại hội nghị, đại diện của Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tổng công ty Thép... đều đề nghị EVN cung ứng điện ổn định để các doanh nghiệp này đảm bảo được kế hoạch sản xuất.

Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh cũng cho biết, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn vẫn chỉ kiến nghị về tình hình cung ứng điện. Xung quanh việc tiết giảm điện, hiện nay mới chỉ có Thông tư hướng dẫn tiết kiệm 10% điện năng chứ chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về giải pháp thực hiện tiết kiệm điện với từng mức, từng ngành cụ thể.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị EVN phải phối hợp với các doanh nghiệp khác ngoài tập đoàn để khai thác thêm các nguồn cung cấp điện. Theo đó, EVN cần chỉ đạo các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy điện độc lập có thể bán điện và đấu nối vào hệ thống, không để xảy ra tình trạng tương tự như với 1 nhà máy thủy điện ở Kom Tum có điện để bán nhưng không có đường dây 110 kV để truyền tải.

Theo kế hoạch, dự kiến từ năm 2015, Việt Nam sẽ bắt đầu nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện.

(Theo Tienphong Online)

  • Thân phận tỉnh lẻ!
  • VNPT chưa thoái vốn, MobiFone đã được 'nhòm ngó'
  • Doanh nghiệp tư nhân: Tăng trưởng ngoạn mục
  • Tự xoay xở
  • Hàng không nội le lói tín hiệu cạnh tranh
  • Một lần bảo dưỡng Nhà máy lọc dầu Dung Quất tốn 25 triệu USD
  • Câu chuyện về một “phong cách sống xanh”
  • Doanh nghiệp đánh giá triển vọng kinh doanh: Tin vào nội lực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao