Giám đốc điều hành của Renault, ông Carlos Ghosn đã tìm cách xoa dịu vấn đề tranh cãi với chính phủ Pháp. Ông đã có cuộc nói chuyện với tổng thống Nicolas Sarkozy cuối tuần qua về việc nhà sản xuất xe hơi này sẽ chia nhỏ tách kế hoạch sản xuất sản phẩm mới là Clio giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, và sẽ sản xuất phương tiện xe điện hoàn toàn mới ở gần Paris.
Chính phủ Pháp là cổ đông lớn nhất của Renault với gần 15% cổ phần nắm giữ. Tổng thống Sarkozy và bộ trưởng công nghiệp Christian Estrosi đã thúc ép công ty này phải duy trì việc làm tại các nhà máy của nó tại Pháp. Theo thông báo của điện Elysee thì tổng thống Sarkozy đã triệu tập ông Ghosn để gặp trong cuộc họp vào hôm thứ bảy để thảo luận về chiến lược công nghiệp của Renault. “Tôi khẳng định với Ngài tổng thống rằng chúng tôi sẽ sản xuất Clio 4 tại Flins- một đia điểm gần Paris. Đồng thời cũng sẽ có địa điểm khác sản xuất loại xe mới này theo kế hoạch của công ty là Bursa- tại Thổ Nhĩ Kỳ,” ông Ghosn phát biểu sau cuộc gặp. Ông nói thêm rằng:”Tương lai của nhà máy tại Pháp được đảm bảo. Chúng tôi sẽ sản xuất loại xe điện tên là Zoe ở nhà máy tại Flins, kế hoạch này sẽ bắt đầu trong năm 2012.” Ông Ghosn nhấn mạnh rằng:”Renault là một công ty Pháp, là một công dân trách nhiệm với xã hội, nguồn gốc được gắn với nền công nghiệp và công nghệ.”
Các nhà sản xuất của Pháp phàn nàn về chi phí lao động, vấn đề mà họ nói rằng cao hơn so với các đối thủ trên toàn cầu- ngay cả các công ty khác của châu Âu phải trả. Tin tức cho biết Renault có thể tìm kiếm một nơi để sản xuất Clio 4 khi nó được giới thiệu trong năm 2013, đó là Bursa, mặc dù Renault đã không công khai điều này. (Clio 3- mẫu xe bán chạy nhất của hãng được sản xuất ở tất cả các nhà máy của hãng). Các chính trị gia và công đoàn đã lên tiếng với Renault rằng công ty đã được nhận được cứu trợ tiền từ những người đóng thuế và họ không nên đưa những việc làm này ra nước ngoài. “Chính phủ sẽ có tiếng nói của mình,” ông Estrosi phát biểu trước Quốc hội trong tuần trước. “Khi một chiếc một chiếc xe Pháp được dự định để được bán ở Pháp, nó phải được làm ở Pháp.” Ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính từ tháng 2/2009, Renault và đối thủ chính của nó là PSA Peugeot Citroen, mỗi công ty nhận được 3 tỉ euro (4,3 tỉ đô la) tiền cứu trợ từ chính phủ, một phần để giúp họ phát triển công nghệ mới, trong đó có xe điện. Các công ty cam kết sẽ duy trì việc làm cho người lao động tại Pháp. Mặc dù đã cam kết như trên, tuyên bố của Renault là đáng chú ý đối với bất kì cam kết cụ thể nào. Chính phủ cho biết ông Ghosn đã đồng ý rằng nhà máy Flins sẽ sản sản xuất sản phẩm Clio mới. Nhưng ông Ghosn nói rằng:” Không có quyết định đã được đưa ra về địa điểm sản xuất Clio mới" trong năm 2013. Không biết sẽ có bao nhiêu xe Clio được sản xuất tại Flins.” Phát ngôn viên của Renault, bà Frédérique Le Grevès cũng xác nhận chưa có quyết định về số lượng xe Clio 4 sẽ được sản xuất tại Flins.
Những can thiệp của chính phủ Pháp trong kế hoạch sản xuất của Renault đã mang lại một phản ứng rõ nét cuối tuần trước từ cácỦy viên cạnh tranh củaLiên minh châu Âu, ông Neelie Kroes, người đã nói Pháp phải tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận giải cứu hồi tháng hai nếu không điều này có nguy cơ gây ra một cuộc chiến thương mại. Renault đang có kế hoạch biến nhà máy Flins là trung tâm của dự án đầy tham vọng trên toàn châu Âu là dự án sản xuất xe điện của nó, dự án mà hãng đã nhận được 170 triệu euro hỗ trợ từ chính phủ. Pháp- nước sản xuất khoảng 4/5 lượng điện từ các nhà máy điện nguyên tử, đang có kế hoạch hỗ trợ 5.000 euro đối với những người mua xe có lượng khí thải thấp và sẽ xây dựng một mạng lưới các cơ sở nạp trên toàn quốc gia.
(Theo Stockbiz // Nytimes)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com