Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ xe Innova và Fortuner của TMV bị lỗi: Câu chuyện ứng xử (Kỳ I)

Dư luận bàn tán xôn xao về việc một kỹ sư đang làm việc cho Toyota VN công bố những sai sót trong quá trình sản xuất, lắp ráp gây ra lỗi cho hai mẫu xe đang bán chạy nhất trên thị trường hiện nay là Innova và Fortuner.

Cụ thể là áp suất dầu phanh bánh sau lớn hơn tiêu chuẩn; bulông camber xiết ở trạng thái không tiêu chuẩn và lỗi bulông neo chân ghế xiết không đủ lực. Đây được xem như là một câu chuyện hi hữu trong lĩnh vực ôtô, xe máy tại VN và điều mà chúng tôi muón nói ở đây là tính “nửa vời” về chuyện ứng xử của cả người tố cáo, của cả DN lẫn cơ quan quản lý. Nửa vời như thế nào ?

Không thể tránh khỏi

Trong quá trình sản xuất, lắp ráp ôtô của bất cứ nhà máy, tập đoàn nào, mẫu xe nào trên thế giới đều có thể xảy ra những lỗi kỹ thuật. Vì thế thỉnh thoảng các tập đoàn, các nhà máy lại có những thông báo triệu hồi xe, hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu xe để khắc phục, mà mục đích không có gì khác hơn là đảm bảo tối ưu sự an toàn cho người sử dụng. Và hiện nay, người ta đã xem đó là chuyện “bình thường”, không thể tránh khỏi.

Thị trường VN không như vậy. Đó cũng là sự khác biệt, sự lạ so với cái bình thường, cái không thể tránh khỏi nêu trên. Tại sao ? Có thể hiểu là nhu cầu của thị trường VN cao trong khi lại ít thông tin. Và dựa trên quan điểm này các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô tại VN cũng cứ mặc nhiên “kệ”, chắc là không ai biết (cũng đúng một phần tương đối lớn). Nếu điểm lại thì lỗi kỹ thuật của các nhà sản xuất, lắp ráp tại VN thì nhiều, gần như hãng nào cũng đã từng “dính” như Honda, Ford, Toyota..., nhưng vấn đề nằm ở chỗ cách xử lý không công khai, không chuyên nghiệp, hay nói một cách khác là không xem đó là chuyện “bình thường” như đa phần ở các thị trường trên thế giới. Bản thân mỗi người tiêu dùng đều muốn có lợi cho mình và khi xử lý. (theo thói quen tại thị trường VN thì khi phát hiện ra lỗi, các hãng cứ muốn im lặng giải quyết với từng người mua xe. Họ chấp nhận và hãng, nhà sản xuất, lắp ráp cũng im lặng. Chúng ta có thể lấy hàng loạt ví dụ về vấn đề này).

Câu chuyện Toyota VN

Những lỗi mà kỹ sư “tố cáo” nêu trên nói một cách rõ ràng cũng là chuyện vẫn thường xảy ra. nhưng cách hành xử của người đưa ra vấn đề, của doanh nghiệp và của nhà quản lý không chuyên nghiệp, minh bạch. Và như tôi nói ở trên là “nửa vời”. Đó là do :

Thứ nhất, những lỗi nêu trên đã được kỹ sư này phát hiện từ rất lâu, nhưng bây giờ mới nêu ra, mới đưa ra công luận. Tại sao ? Nói về vấn đề ứng xử gắn với trách nhiệm xã hội thì theo một số nguồn tin  kỹ sư  Lê Văn Tạch cho rằng “Khi phát hiện những lỗi này, cá nhân tôi đã nhiều lần báo cáo lên các cấp có quyền xử lý trong công ty, nhưng họ bắt tôi không được lộ ra để tránh bị thu hồi...” Nếu điều này thực sự là đúng thì cách ứng xử của TMV là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp này là đúng thì tại sao kỹ sư Tạch lại công bố muộn như vậy ? Kỹ sư này vì mình, vì DN hay vì người tiêu dùng ? Chưa thể nói được.

Thứ hai, nếu kỹ sư này đã cảnh báo, đã nêu ý kiến với TMV vậy tại sao TMV không ngay lập tức kiểm tra, thông tin, để đến khi dư luận vào cuộc mới đưa ra phát ngôn, lý giải của mình. Và những phát ngôn, lý giải đó về cơ bản vẫn chỉ là những giải thích rằng không có lỗi, không ảnh hưởng gì cả, xe vẫn chạy tốt, nằm trong tiêu chuẩn an toàn... Nhưng cái không hợp lý nằm ở chỗ nếu không có vấn đề gì thì tại sao Toyota lại phải đưa ra các biện pháp khắc phục, tại sao phải giải thích rằng nguyên nhân này nọ..? Còn nhiều những vấn đề liên quan đến việc ứng xử như của cơ quan quản lý (Cục Đăng Kiểm chẳng hạn) rồi những dư luận nghi ngờ việc “tát nước theo mưa”...Những vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập trong số báo tới, nhất là những vấn đề liên quan đến kỹ thuật với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các kỹ sư và người tiêu dùng.

Đó là một câu chuyện khác, nhưng có thể nói, chuyện ứng xử của các bên liên quan về vấn đề này chưa thực sự làm người tiêu dùng, khách hàng, người sử dụng an tâm.

Kỳ II: “Chuyện kỹ thuật và kiểm soát chất lượng”

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Vụ Innova và Fortuner của TMV bị lỗi: Kiểm soát chất lượng (Kỳ II)
  • VNPT không được sở hữu đồng thời hai mạng di động
  • Khánh thành nhà máy cọc bêtông có độ dài lớn nhất
  • Doanh nghiệp xăng dầu xin giải pháp hỗ trợ đặc biệt
  • Thân phận tỉnh lẻ!
  • VNPT chưa thoái vốn, MobiFone đã được 'nhòm ngó'
  • Doanh nghiệp tư nhân: Tăng trưởng ngoạn mục
  • Tự xoay xở
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao