Co cụm là hiện tượng nhiều công ty cùng nhóm ngành quay tụ trong một phạm vi rất gần nhau, và như một phương tiện để các công ty nhỏ được hưởng lợi ích của sự giảm bớt chi phí sản xuất thường chỉ dành cho các công ty lớn. Bài viết dưới đây đề cập tới hiện tượng co cụm của ngành ngân hàng.
Các trung tâm tài chính ngân hàng ở các thành phố lớn như London và New York đã phát triển mạnh nhiều thế kỷ qua. Hàng trăm ngân hàng đang quây tụ tại đây, nằm trong phạm vi rất gần thậm chí chỉ vài bước chân đi bộ. Điều này làm cho khách hàng dễ dàng lựa chọn, và được cho là để phản ứng lại lãi suất hấp dẫn của mỗi ngân hàng với nhau.
Các nhà kinh tế học giải thích hiện tượng co cụm như một phương tiện để các công ty nhỏ được hưởng lợi ích của sự giảm bớt chi phí sản xuất thường chỉ dành cho các công ty lớn. Một khu vực đất tốt bỏ hoang ở một vùng kinh tế yếu kém ở đó có khá nhiều các ưu đãi của chính phủ có thể mang lại nhiều lợi ích cho các công ty mới thành lập. Nhưng về lâu dài các công ty mới thành lập có thể phát ăn phát đạt và chuyển đến một địa điểm trong thành phố với chi phí đắt đỏ để gần một số công ty lớn có tên tuổi khác.
Bằng cách quây tụ gần nhau, các hãng có thể được hưởng lợi từ những việc như nguồn nhân công chuyên nghiệp trong khu vực đó; có thể dễ dàng tiếp cận với các nhà cung cấp phụ kiện (các nhà cung cấp của Toyota thường quây tụ xung quanh khu nhà máy của công ty mẹ, ở bất kỳ đâu có thể); và các kênh thông tin (cả các kênh chính thức như các tạp chí thương mại và các kênh không chính thức như các câu chuyện tán gẫu trong các quán rượu quanh đó).
Ngành công nghiệp ôtô là ví dụ điển hình của hiện tượng co cụm trong kinh tế. Ảnh: abc.net.au |
Ở nước Anh thời kỳ đầu công nghiệp hoá, mô hình co cụm này là rất phổ biến. Staffordshire từng là quê hương của nhiều công ty sản xuất đồ gốm - do đó mà vùng này ngày nay vẫn được gọi là "làng gốm". Thị trấn Nottingham cũng là quê hương của nhiều nhà sản xuất ren, còn Luton lại là quê hương của nghề làm mũ...
Các cụm công nghệ cao hiện đại thường quây tụ quanh các trường đại học nổi tiếng mà có các công trình nghiên cứu liên quan. Thung lũng Silicon nằm gần trường đại học Stanford, ví dụ, và các cụm công nghệ cao tương tự cũng quây tụ quanh trường MIT gần Boston ở Mỹ và quanh trường Cambridge ở nước Anh.
Một trong các cụm nổi tiếng nhất là ngành công nghiệp sản xuất phim Hollywood. Khi hệ thống xưởng phim lớn phá sản vào thập kỷ 30, nó đã tách thành một số lượng khá lớn gồm các hãng phim nhỏ chuyên nghiệp và những người làm nghề tự do. Việc co cụm xung quanh Hollywood cho phép các công ty nhỏ được hưởng lợi như thể nó có quy mô của một hãng phim lớn, nhưng không có sự cứng nhắc của thứ bậc lương của các hãng phim cũng như lực lượng lao động được liên kết.
Trong một số trường hợp, các dịch vụ đi kèm phát triển để phục vụ cho các cụm công nghiệp vẫn giữ nguyên vị thế và phát triển mạnh thành ngành công nghiệp mới sau khi ngành công nghiệp khách hàng trước đó của họ bị tan rã. Ví dụ, gần vùng Birmingham ở nước Anh, cụm các hãng dịch vụ ngành công nghiệp ôtô đã phát triển khi thành phố này là trung tâm của ngành công nghiệp, trở thành một nhân tố quan trọng trong việc phát triển giải đua Công thức I và các ngành kinh doanh xe cộ chuyên nghiệp khác.
Hiện tượng co cụm này không còn là một hiện tượng mà thời kỳ của nó đã qua được thể hiện bởi hiện tượng ở thung lũng Silicon của California. Các hãng công nghệ thông tin và internet mới ra đời tiếp tục quây tụ ở đây bất chấp giá đất thuê ở đây rất cao và nguy cơ bị động đất. Trớ trêu thay, họ thấy rằng hầu hết các thông tin có giá trị mà họ có thể có được không đến từ nguồn điện tử mà từ các cuộc gặp mặt trực tiếp.
Michael Porter, Giáo sư Trường kinh doanh Harvard, gần đây đã thấy sự hồi phục dường như có tính chất nghịch lý của các cụm công nghiệp. Về lý thuyết, ông cho rằng, vị trí không còn là nguồn lợi thế hấp dẫn trong thời đại của cạnh tranh toàn cầu, của giao thông nhanh chóng và hệ thống viễn thông tốc độ cao. Nền kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng của thế giới hiện nay còn vượt xa và ra ngoài cả phạm vi địa lý. Thật vậy, rõ ràng vẫn không hẳn là như vậy.
Ông Porter đưa ra một vài ví dụ (không phải liên quan đến silicon), bao gồm cả ngành sản xuất rượu đang phát triển ở vùng bắc California và ngành trồng hoa ở Hà Lan. Ngày nay, Hà Lan không phải là lựa chọn đầu tiên mang tính tự nhiên cho bất kỳ ai bắt đầu nghề trồng hoa không phải vì thực tế rằng việc kinh doanh đã luôn sẵn ở đó. Đó là một lợi thế cạnh tranh lớn đối với những người mới vào nghề, họ có thể hưởng lợi từ những điều như các cuộc bán đấu giá hoa ở Hà Lan khá phức tạp, các hiệp hội người trồng hoa và các trung tâm nghiên cứu công nghệ của đất nước.
(Theo Phương Hạnh//Economist//Tuần Việt Nam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com