Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái cấu trúc nền kinh tế (phân II)

  Bảng 3- Cơ cấu thành phần kinh tế (% GDP). Sắp xếp lại đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, phát huy tiềm năng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

 

Từ thực tế kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước, chương trình đối thoại chính sách đã gọi đây là những khuyết tật có tính chất cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam và kiến nghị phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện cam kết WTO để tạo áp lực khuyến khích doanh nghiệp nhà nước trở nên có tính cạnh tranh hơn7.

2.4. Phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm năm (2006 – 2010)

Nghị quyết Quốc hội đặt chỉ tiêu GDP năm 2010 tăng 6,5%. Việt Nam đã vượt ngưỡng nước có thu nhập thấp với mức thu nhập bình quân đầu người 1024 USD/người. Năm 2010, GDP tăng 2,1 lần so với 2000, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6% so với năm 2009, tổng vốn đầu tư toàn xã hội bằng 41% GDP, chỉ số giá tiêu dùng không quá 7%, tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động, trong đó đưa 8,5 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, giảm tỷ lệ sinh 0,2%, cả nước đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông cơ sở... Tại Nghị quyết này, Quốc hội cũng đưa ra mục tiêu sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước để hình thành quỹ kích thích kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển trung hạn và dài hạn, lưu ý Chính phủ cần có biện pháp điều hòa thận trọng, linh hoạt chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để góp phần phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm giá trị đồng tiền. Thực hiện nhiều cơ chế kết hợp nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước và thu hút các nguồn vốn khác để tăng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Tăng đầu tư Nhà nước cho các tỉnh nghèo, miền núi, những địa phương khó có điều kiện thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng bằng các nguồn vốn khác. Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo. Chú trọng đầu tư cho dân sinh và kinh tế biển đảo; tập trung đầu tư, xử lý có hiệu quả các điểm ùn tắc giao thông trọng điểm, tuyến đê kè xung yếu có nguy cơ sạt lở cao, vùng úng ngập nặng nề thường xuyên. Tăng cường công tác quản lý thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương, có chính sách khuyến khích đầu tư vào những ngành, lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cao và có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế với thời gian và mức độ hỗ trợ thích hợp.

2.5. Lời kết

Năm 2010, kết thúc kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, kết thúc thập niên đầu của thế kỷ XXI, là năm kết thúc chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo 2 chiến lược. Trong chiến lược đầu tiên – chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 - Đảng ta đã chỉ rõ “Phát triển kinh tế xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc và xây dựng CNXH ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Chiến lược kinh tế - xã hội đưa con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc...”. Từ đó, rút ra nhận xét:

Thứ nhất, quan niệm về phát triển: Trước đây coi phát triển hạn hẹp chỉ là tăng trưởng kinh tế. Ngày nay coi việc phát triển là chú trọng đến cá nhân con người, đến hiệu quả kinh tế - xã hội và chính trị ổn định, với nền hòa bình vững chắc. Trước đây phát triển tập trung vào tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến bất bình đẳng xã hội. Ngày nay phát triển còn phải tập trung vào các vấn đề công ăn việc làm, thu nhập của người lao động, công bằng, vấn đề bình đẳng giới... nên đã đạt được những thành tựu đáng kể8.

Thứ hai, về chiến phát triển: sau Hội nghị lần thứ 11 Ban CHTƯ Đảng khóa X, chúng ta đang bắt đầu hoàn thiện thêm một bước chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 – 2020). Quán triệt các quan điểm:

- Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt, là cơ sở vững chắc để phát triển nhanh trong quá trình thực hiện chiến lược;

- Đổi mới đồng bộ các lĩnh vực vì mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh;

- Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển;

- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đồng thời với việc hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN;

- Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Kế thừa những thành quả đã đạt được, các giải pháp chiến lược sau đây cần tiếp tục:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Giải pháp trung tâm để đạt mục đích đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần: giải pháp nhất quán để giải phóng, phát huy mọi lực lượng sản xuất;

- Tiếp tục xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế nhà nước, hình thành đầy đủ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xác lập chế độ kinh tế “CNXH thị trường” trên đất nước ta;

- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Thứ ba, trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, nhìn lại chặng đường gần 1/4 thế kỷ thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện trọn vẹn 2 chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với các kế hoạch 5 năm ở những thời điểm khá quyết định của cách mạng Việt Nam, với tinh thần tiếp tục đổi mới xây dựng đất nước, quá độ lên CNXH, qua nghiên cứu quán triệt Thông báo Hội nghị lần thứ 11 BCHTƯ Đảng, mỗi người chúng ta cần bám sát thực tiễn của đất nước và thời đại, kế thừa những nội dung vẫn còn nguyên giá trị của cương lĩnh năm 1991, bổ sung những vấn đề đã được các Đại hội BCHTƯ, Bộ Chính trị từ khóa VI đã kết luận. Những nội dung đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, bổ sung hoặc viết lại những điểm không còn phù hợp về quan điểm, giải pháp, chỉ tiêu con số ghi trong chiến lược.

(1) Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.Nxb. Chính trị Quốc gia. H. 2006, tr. 145 – 146.

(2) Như trên.

(3) Thông báo khoa học XXI, Trường Đại học kinh tế quốc dân. Hà nội, Tạp chí kinh tế và phát triển 6/1999.

(4) Những đóng góp mới của đề tài KX. 01 – 04. Tạp chí phát triển kinh tế Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 5/2005.

(5) Xem Chú thích 1.

(6) Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.Nxb. Chính trị Quốc gia. H. 2006, tr. 229.

(7) Bài thảo luận chính sách số 2, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

(8) Tháng 9/2000, cùng với 189 vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các quốc gia thành viên LHQ, Việt nam cam kết thực hiện Tuyên bố thiên niên kỷ (MDG ) và tháng 9/2005đã thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững.

(Theo GS, TSKH Đỗ Văn Điển - Học viện hành chính, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh // Báo Nghiên cứu Lập Pháp Online)

  • Bài học từ khủng hoảng
  • Nền kinh tế thương hiệu
  • Tái cấu trúc nền kinh tế (phân 1)
  • Làm thế nào để giữ vững niềm tin trong cuộc khủng hoảng?
  • Nền kinh tế tế bào – quan điểm phát triển mới
  • Hiện tượng co cụm trong kinh tế
  • Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng trong kinh tế (học)
  • Nước Mỹ nhìn lại cuộc Đại khủng hoảng 1930
  • "Người khổng lồ" về chính trị học không còn "đụng độ"...
  • Từ GDP đến GPI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com