Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

76 sân gôn lấn 10.000 héc ta đất nông nghiệp

Sân golf Ngôi sao Chí Linh, Hải Dương. Ảnh: Thành Trung

Theo khảo sát, 76 dự án sân gôn đã và đang triển khai trên cả nước lấn chiếm một diện tích đất nông nghiệp và đất trồng lúa rất lớn của nông dân, gần 10.000 héc ta.

Báo cáo của giáo sư Tôn Gia Huyên thuộc Hội Khoa học Đất Việt Nam tại hội thảo về quản lý và quy hoạch sân gôn ngày 6-5 tại Hà Nội, cho biết đến nay trên cả nước đã có 144 dự án xây dựng sân gôn đã được cấp phép, hoặc có chủ trương cho phép nghiên cứu thực hiện thuộc 38 tỉnh, thành phố.

Chỉ trong 2 năm, từ 1-7-2006 đến 4-6-2008 đã có thêm 106 dự án sân golf xin cấp phép, tăng 13 lần so với 16 năm trước cộng lại. Theo tính toán, nếu 144 dự án này đều được triển khai thì cần một diện tích đất rất lớn là 44.584 héc ta.

Theo GS Huyên, để có 23.832 héc ta đất cho 76 dự án sân gôn đã và đang thực hiện cần thu hồi tới 9.847 héc ta đất nông nghiệp trong đó có 1.847 héc ta đất trồng lúa của nông dân.

“Như vậy, sẽ có rất nhiều bà con nông dân bị mất đất canh tác, mất nghề nông vì các dự án xây sân gôn này, trong khi chưa biết sẽ giải quyết việc làm và đời sống cho họ ra sao”, GS Huyên nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo.

Theo ông Huyên, việc sử dụng đất nông nghiệp làm sân gôn không chỉ tạo ra một bộ phận nông dân không còn đất, hoặc trở nên thiếu đất, mà còn làm cho đồng ruộng bị chia cắt, gây ra sự biến động trong cơ cấu nông nghiệp của các địa phương, từ đó làm rối loạn sinh hoạt và sản xuất của nông dân.

PGS.TS. Huỳnh Đăng Hy, Tổng thư ký Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, cho rằng về nguyên tắc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia thì không được phép bố trí sân gôn vào vùng đất trồng lúa.

Bên cạnh đó, sân gôn cũng không được xây ở đầu nguồn nước sinh hoạt của các vùng. Theo ông Hy, nhà nước cần có quy hoạch mạng lưới sân gôn trên cả nước nhằm giải quyết hợp lý bài toán phát triển sân gôn và các vấn đề xã hội.

(Theo Thành Trung // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Sắp xử vụ “điện kế điện tử”
  • Nói thêm về “vụ kiện” Vedan
  • Một sai sót gây rắc rối
  • OCI và chuyện vận dụng từ ngữ
  • Vụ kiện mở đường cho luật chơi về cạnh tranh
  • . “Chưa có căn cứ để kết luận OCI vi phạm”
  • Tranh chấp giữa AAA và NH Đại Tín: Đừng đổ hết cho bảo hiểm
  • Vụ cướp ngân hàng "táo tợn" tại HongKong
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%