Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc săn lùng thế kỷ

Sáng 8-2-2010 sẽ vẫn chỉ là một buổi sáng bình thường đối với cư dân thị trấn Banđia thuộc thành phố cảng Karachi, miền Nam Pakixtan nếu như một tuần sau đó báo chí Mỹ không loan báo một thông tin gây chấn động.

Trong buổi sáng yên ả ấy, Cơ quan Tình báo Pakixtan và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã phối hợp thực hiện một chiến dịch quân sự bí mật và bắt giữ nhân vật chóp bu của Taliban, Mula Ápđun Gani Barađa. Sự kiện này đã kết thúc một cuộc săn lùng thế kỷ của các cơ quan chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu. M.Barađa được xem là thủ lĩnh thứ hai, chỉ đứng sau lãnh đạo tinh thần Taliban, Mula Muhammát Ôma, kẻ đã bặt vô âm tín sau vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 tại Mỹ. Do vậy về thực chất, Mula Barađa là kẻ chỉ huy trực tiếp các hoạt động của Taliban từ đó đến nay.

Theo hồ sơ của Cảnh sát Quốc tế (Interpol), Mula Barađa sinh năm 1968 tại làng Oétmác, huyện Đeraút, tỉnh Urugan của Ápganixtan và được biết đến với cái tên Mula Barađa Akhun. Gia nhập Phong trào Thánh chiến Ápganixtan từ rất sớm, Mula Barađa là nhân vật thân tín quan trọng nhất của Mula Ôma và là một trong 4 người đã sáng lập phong trào vũ trang này vào năm 1994.

Ngoài việc cùng chung một "chiến hào", Mula Barađa còn được Mula Ôma gả cho cô em gái. Vì quan hệ gia đình như vậy, phần tử này được thủ lĩnh cao nhất của Taliban tin tưởng tuyệt đối. Dưới thời Taliban cầm quyền tại Ápganixtan từ năm 1996 đến 2001, Mula Barađa được trao nhiều trọng trách từ Tỉnh trưởng Hera, Nimrút đến Chỉ huy quân đội ở Tây Ápganixtan và sau đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh hưởng của Mula Barađa càng lớn khi trở thành thành viên của Quetta Shura, Hội đồng Lãnh đạo tối cao của Taliban. Bên cạnh đó, tên này còn là trợ thủ thân cận của trùm khủng bố Oxama Bin Lađen trước khi xảy ra thảm họa 11-9. Sau khi chế độ quân sự hà khắc này bị Mỹ và liên quân lật đổ bằng cuộc chiến năm 2001, cũng như những thủ lĩnh khác của Taliban, Mula Barađa đã nhanh chóng biến mất như một bóng ma và hành tung của hắn luôn được giấu kín bất chấp các cuộc săn lùng của quân đội Mỹ cùng liên quân.

Tuy nhiên, cho dù "bóng chim tăm cá", phần tử vũ trang khét tiếng này vẫn được CIA xác định là kẻ cực kỳ nguy hiểm. Hắn được xem là nhân vật kiểm soát toàn bộ hoạt động tài chính của Taliban cũng như trực tiếp chỉ huy các hành động quân sự của tàn quân, đưa ra các sách lược về chính trị; đồng thời là "kiến trúc sư" của nhiều vụ tấn công đẫm máu nhằm vào lực lượng an ninh Ápganixtan và liên quân thời gian qua.

Song, cho dù là một chỉ huy chủ chốt của Taliban, Mula Barađa lại là một trong số ít những thủ lĩnh vũ trang tỏ ra có thiện chí đối thoại với Mỹ và Chính phủ Ápganixtan. Sau một thời gian dài biệt tăm tích, Mula Barađa đã có cuộc trao đổi với tạp chí danh tiếng Newsweek qua thư điện tử vào tháng 7-2009. Phản ứng trước việc Chính phủ Mỹ quyết định tăng quân tại Ápganixtan, thủ lĩnh cao cấp Taliban không e dè khẳng định muốn gây những thiệt hại tối đa về nhân mạng đối với quân đội Mỹ và điều đó chỉ có thể thực hiện nếu như lính Mỹ có sự hiện diện với số lượng lớn tại Ápganixtan. Mula Barađa cũng tuyên bố sẽ tiếp tục thánh chiến cho đến khi "đánh đuổi toàn bộ kẻ thù khỏi vùng đất của người Hồi giáo"; đồng thời y không quên nhấn mạnh thủ lĩnh tinh thần Taliban Mula Ôma vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và đang lãnh đạo cuộc chiến đấu chống lại quân đội nước ngoài. Phó tướng của Taliban cũng cho biết điều kiện để tiến hành hòa đàm là liên quân phải rút khỏi Ápganixtan.

Tuy nhiên, không lâu sau những tuyên bố "hùng hồn" đó, nhân vật số 2 của Taliban đã sa lưới. Việc bắt giữ Mula Barađa được xem là một thắng lợi quan trọng trong nỗ lực tiễu trừ nhóm tàn quân Taliban và chống khủng bố tại Ápganixtan và Pakixtan. Các chuyên gia tình báo tin rằng đây là một cú giáng mạnh vào hoạt động của Taliban cũng như sẽ dẫn tới việc bắt giữ các thành viên cấp cao khác của nhóm, nhất là thủ lĩnh Mula Ôma. Cho dù Taliban sẽ sớm chọn một nhân vật khác để thay thế Mula Barađa, nhưng chắc chắn sẽ khó tìm được người có được ảnh hưởng lớn như y. Do đó, chiến lược hành động của tàn quân Taliban đang thực sự đứng trước một ngã rẽ lớn.

(Theo Minh Nhật // Hanoimoi Onlie)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Kẻ bắn tỉa khét tiếng
  • Moscow đang "biến thành New York": Kỳ 2: Thâm nhập 'cung điện ăn chơi' ở Moscow
  • Chung quanh việc Công ty CP Xây dựng và Phát triển nhà Bạc Liêu lừa gạt dân
  • Khởi tố hai bị can về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
  • Trung Quốc: 21 xác trẻ sơ sinh trôi sông
  • Vụ án ma túy đặc biệt nghiêm trọng tại Thái Nguyên: 5 án tử hình, 11 án chung thân
  • Những đại án ở Bắc Kinh - kỳ 4: Bẫy nhan sắc
  • Một doanh nghiệp bị xử tệ ở Đồng Nai: Cây cầu và lời hứa suông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%