Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gia Lâm (Hà Nội): “Bốc hơi” 27 phôi sổ đỏ

Đầu tháng 2-2010, 27 mẫu phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Gia Lâm tự nhiên được phát hiện ra đã “không cánh mà bay”. Hiện cơ quan điều tra đang thụ lý nhằm xác minh các thông tin liên quan đến vụ mất trộm cũng như tính giả thật của những Giấy chứng nhận đã được UBND huyện khẳng định không do họ cấp.

Ngày 1-2-2010, bà Đặng Thị Ngọc, trú tại số 16, tổ 1 Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội mang ba Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính) đến Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm đề nghị cung cấp thông tin về chủ sử dụng đất đối với các Giấy chứng nhận có số series AI 038878, AI 038880, AI 038874. Trong cả ba giấy chứng nhận này đều mang tên chủ sử dụng đất là ông Lê Bá Quỳ, sinh năm 1969 và bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, sinh năm 1975, thường trú tại Thôn Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Sau khi Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Gia Lâm kiểm tra hồ sơ lưu trữ đã xác định cả ba Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên không phải do UBND huyện Gia Lâm phát hành. UBND huyện đã yêu cầu lập biên bản tạm giữ ba Giấy chứng nhận để kiểm tra đồng thời để nghị công an huyện vào cuộc để xác minh.

Theo bà Lại Thúy Nga-Trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Gia Lâm, “Sau khi vụ việc xảy ra, chúng tôi tiến hành rà soát và phát hiện bị mất 27 mẫu phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn chưa rõ là bị mất từ thời điểm nào”. Bà Nga cũng cho biết, một nhân viên có tên Phùng Văn Thúy- từng làm việc theo chế độ hợp đồng của Phòng Tài Nguyên Môi trường trước đây, sau đó làm công chức tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm (từ năm 2009) đang được cho là lấy trộm số phôi này. Hiện Phùng Văn Thúy đã bị Phòng Nội vụ - UBND huyện Gia Lâm đình chỉ công tác hiện tại.

Trên ba Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bà Ngọc mang đến Phòng Tài nguyên Môi trường, có bản có dấu và chữ ký của Phó Chủ tịch huyện Dương Dũng và có bản có chữ ký và con dấu của Phó Chủ tịch huyện Quách Thị Lâm. Hiện cơ quan công an đang thụ lý điều tra nhằm xác minh tính xác thực của những con dấu, chữ ký, thông tin... trên các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được khẳng định không do UBND huyện cấp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

UBND huyện Gia Lâm cũng đã gửi Công văn đến Phòng Bổ trợ Tư pháp thuộc Sở Tư pháp Hà Nội, cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của các phòng công chứng, văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội thông báo về vụ mất 27 mẫu phôi này. Điều này giúp cảnh báo cũng như ngăn chặn trước những hậu quả pháp lý có thể phát sinh từ những Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được làm từ những mâu phôi bị mất với những chữ ký giả, con dấu giả.

Hiện tại, hoạt động công chứng tại các văn phòng công chứng còn thiếu nhiều thông tin, chưa có sự chia sẻ thông tin giữa các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, nên có nhiều cá nhân, tổ chức đã tìm mọi cách để “đẩy” những giấy chứng nhận hợp đồng có con dấu giả, chữ ký giả để công chứng. Vì vậy, khi 27 mẫu phôi Giấy chứng nhận bị mất không rõ thời điểm, không biết có bao nhiêu người bị mua phải những Giấy chứng nhận “ma” này với số tiền thiệt hại vẫn khó tưởng tượng được? Còn phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Gia Lâm đang chờ kết quả điều tra của công an huyện.

-Giấy chứng nhận số AI038878, thửa đất được quyền sử dụng là thửa đất số 15, tờ bản đồ số 01 ở thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm với tổng diện tích 187m2, mục đích sử dụng là đất nông nghiệp. Theo số QĐ: 0026/QĐ-UBND ngày 19-8-2008

-Giấy chứng nhận số AI 038880, thửa đất được quyền sử dụng là thửa đất số 48, tờ bản đồ số 31 ở khu ven đường 5, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm với diện tích 451m2, mục đích sử dụng là đất ở nông thôn. Theo số QĐ: 1174/QĐ-UBND ngày 11-2-2008

-Giấy chứng nhận số AI 038874, thửa đất được quyền sử dụng là thửa đất số 03, tờ bản đồ số 01, tại khu ven đường 5, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, với diện tích 263m2, mục đích sử dụng là đất ở thành thị. Theo số QĐ: 0781/QĐ-UBND ngày 06-08-2009

(Theo HƯƠNG NGUYÊN // Nhandan Online)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Công ty Lương thực Tiền Giang phải bồi hoàn tiền vì sản xuất hàng nhái
  • Quảng Nam: "Siêu" dự án Bãi Biển Rồng 4,15 tỉ USD bị thu hồi giấy phép
  • Hậu vụ án Nguyễn Đức Chi: doanh nghiệp “chết” oan?
  • Khai khống hơn 7.000 m2 đất đền bù để chiếm đoạt
  • "Mê hồn trận" vỡ nợ, xù nợ càphê ở tỉnh Đắk Lắk
  • Thu giữ gần 10 tấn bánh kẹo lậu
  • Xem xét xử lý hình sự vụ xả nước thải trên sông Trà Khúc
  • TKV lãng phí mỗi năm 5.000 tỷ đồng? (Bài 2)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%