Người dân chờ tại đại lý càphê Tám Loan để đòi nợ. (Ảnh: Việt Dũng/Vietnam+)
Theo kiểm tra sơ bộ của Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, ít nhất 24 doanh nghiệp, đại lý càphê trên địa bàn tỉnh đóng cửa do vỡ nợ hoặc xù nợ của dân.
Gần 2.000 tấn càphê “bốc hơi”
Trước “cơn lốc” vỡ nợ, xù nợ” của các doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản có hoạt động liên quan đến kinh doanh ký gửi càphê gần đây trên địa bàn, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra hoạt động ký gửi càphê trên địa bàn tỉnh này.
Kết quả cho thấy có 24 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh, và đại lý mua bán nông sản đóng cửa, ngừng hoạt động kinh doanh do vỡ nợ, hoặc có dấu hiệu xù nợ, trong đó đã xác định được 14 doanh nghiệp, đại lý nhận ký gửi càphê hoặc vay tiền của nông dân còn nợ tổng cộng gần 1.800 tấn càphê (trị giá gần 50 tỷ đồng) và 37 tỷ đồng tiền mặt.
Đây cũng chỉ là con số kiểm tra ban đầu, còn thực tế giá trị kinh tế của các vụ vỡ nợ còn lớn hơn nhiều.
Ngoài ra, còn 10 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh càphê khác đang phải đóng cửa, không có khả năng chi trả cho người ký gửi càphê.
Số càphê, tiền mà các doanh nghiệp, đại lý này không có khả năng thanh toán cũng rất lớn. Tình trạng vỡ nợ càphê ở Đắk Lắk hiện đang có dấu hiệu kiểu “hiệu ứng dây chuyền." Nhiều vùng quê vốn thanh bình giờ trở nên náo loạn.
Báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk về kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh nhận ký gửi càphê của các doanh nghiệp, đại lý thu mua trên địa bàn cho biết do công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền bị buông lỏng nên đa số các đơn vị không chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh.
Cụ thể, chứng từ ghi chép ban đầu không đảm bảo theo quy định hoặc làm trái quy định của Nhà nước. Nhiều đơn vị đã lợi dụng sự sơ hở này để lừa đảo, giật nợ.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những nhận định khá chung chung, còn thực tế hiện nay việc ký gửi càphê cũng như việc các doanh nghiệp, đại lý càphê ở Đắk Lắk tuyên bố vỡ nợ đang như “mê hồn trận.”
Vỡ nợ-thật ảo khó lường
Thực tế cho thấy nhiều đại lý càphê sử dụng hình thức ký gửi càphê để thực hiện mục đích huy động vốn là chính.
Trong số nạn nhân của các vụ vỡ nợ, giật nợ gần đây ở Đắk Lắk, nhiều người không có càphê ký gửi mà giao tiền cho các doanh nghiệp, đại lý để quy đổi thành càphê, sau đó họ vừa hưởng lãi suất (thông thường là hơn 2%/tháng) và chờ giá càphê lên cao thì chốt bán để hưởng chênh lệch. Đây có lẽ cũng là cách giăng mồi của các doanh nghiệp làm ăn bất chính để sau khi đã “kiếm đủ” thì tuyên bố vỡ nợ để xù nợ.
Điển hình như vụ Nguyễn Duy Nhâm - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Tiến, xã Ea Đa, huyện Ea Kar mới đây đã ôm gần 200 tấn càphê và khoảng 5 tỷ đồng bỏ trốn.
Thực chất việc ký gửi càphê ở Đắk Lắk chủ yếu là vỏ bọc để các doanh nghiệp, đại lý huy động vốn. Hầu hết các đơn vị này nhận càphê, tiền ký gửi quy đổi thành càphê của người dân để sử dụng vào mục đích khác.
Nhiều chủ doanh nghiệp càphê thừa nhận rằng hầu hết các đại lý sau khi nhận càphê ký gửi của người dân thì họ thường bán đi để lấy tiền kinh doanh vào việc khác.
Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thất bại thì nạn nhân chính là những người ký gửi càphê cho doanh nghiệp.
Vụ vỡ nợ đại lý càphê Tám Loan (xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ) là một điển hình cho kiểu huy động vốn thông qua hình thức ký gửi càphê.
Đại lý này đã nhận ký gửi gần 200 tấn càphê cùng 12 tỷ đồng tiền mặt của người dân trong vùng rồi tuyên bố vỡ nợ. Nguyên nhân vỡ nợ được chủ đại lý đưa ra là toàn bộ càphê và tiền người dân ký gửi đã được cho một người khác vay, hiện tại họ làm ăn thua lỗ nên không có khả năng chi trả.
Theo một điều tra viên của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, hiện việc xác định các chủ doanh nghiệp, đại lý vỡ nợ càphê có dấu hiệu phạm tội lừa đảo là rất khó. Chỉ khi nào các ông, bà chủ này bỏ trốn thì mới có cơ sở để khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Việc tìm chứng cứ chứng minh các chủ doanh nghiệp, đại lý này tẩu tán tài sản rất khó thực hiện. Lợi dụng vào điều này, nhiều chủ doanh nghiệp, đại lý sau khi huy động được một khoản tiền lớn thì tuyên bố vỡ nợ./.
Theo LS Nguyễn Văn Tú, khuyến mại "khủng" của Beeline lần này chưa được tư vấn pháp luật tốt nhất để vượt qua các quy định pháp lý của nước ta...
Không chỉ hành lang tuyến ống dẫn khí bị vi phạm an toàn, tình trạng vi phạm hành lang an toàn các công trình dầu khí tại BR - VT cũng đang tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường, nhất là các công trình trên sông nước và trên biển.
Một chai tương ớt trông cực kỳ bắt mắt được bán cho các nhà hàng chỉ với giá 6.000đ/ lít; không loại trừ bên trong có chất Rhodamine B- thuốc nhuộm công nghiệp.
Các đơn vị Công an TP Hà Nội tối 8-5 đã phát hiện một chiếc xe tải loại 8 tấn dừng đỗ trên đường Chương Dương Độ có biểu hiện khả nghi bèn tiến hành kiểm tra và phát hiện gần 10 tấn bánh kẹo lậu
Chiều 8-5, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp với các ngành chức năng để nghe báo cáo chính thức của cơ quan chức năng về nguyên nhân, mức độ thiệt hại và đề xuất hướng xử lý vụ xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Trà Khúc khiến cá chết hàng loạt.
Ngày 5-1-2010, ông Nguyễn Thành Sơn, GĐ Cty Năng lượng Sông Hồng (thành viên TKV) có văn bản nói về thực trạng quản lý kỹ thuật cơ bản của ngành gây lãng phí, mỗi năm có thể tới 5.000 tỷ đồng. Xin gửi tới bạn đọc bài viết của TS Nguyễn Thành Sơn.
Ngay sau khi vụ án mua bán đất khống tại khu đô thị Thanh Hà được khởi tố, không ít nhà đầu tư đã rút ra được bài học về tính pháp lý của các thương vụ mua bán nhà trên giấy. Tuy nhiên, điều băn khoăn lớn nhất đối với các nhà đầu tư là trách nhiệm pháp lý của những “ông cò”. Vì phần lớn các hợp đồng mua bán đất đều được thực hiện thông qua những “ông cò” là Cty bất động sản (BĐS).
Vườn quốc gia Cát Tiên và WWF Việt Nam xác nhận, xác một cá thể Tê giác Java vừa được phát hiện bị giết lấy sừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Hàng tấn tê tê đã được đưa từ biên giới Lào vào Việt Nam qua Cửa khẩu Cầu Treo (Sơn Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh) và các chủ hàng đều là phụ nữ. Theo người dân địa phương, việc buôn bán tê tê không dành cho đàn ông, vì giống này chỉ hợp “vía” phụ nữ (?). Điểm danh tất cả chủ hàng lớn nhỏ trên địa bàn thì tất cả đều là phụ nữ. Họ là những người giàu có, quyền lực và chỉ huy toàn bộ đường dây.
Hoạt động buôn bán người đang diễn biến phức tạp. Trao đổi với bà Lê Thị Hà - Phó Cục trưởng Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) về vấn đề này.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn nở rộ vào các ngày lễ, nhất là khi Mùa Giáng sinh đang đến gần. Làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu lừa đảo này?
Những vụ rửa tiền trong thời gian gần đây cho thấy tội phạm quốc tế đã chú ý nhiều hơn đến Việt Nam, coi đây là "trạm trung chuyển" nhằm mục đích rửa tiền...
Một Thứ trưởng Bộ Tài chính đã nghỉ hưu, chuyển sang làm tổng giám đốc một DN nhà nước, riêng tiền lương đã lên tới 942 triệu đồng/năm. Còn Cty Cổ phần Jetstar (Nhà nước chiếm 70% cổ phần) làm ăn thua lỗ nhưng tổng giám đốc hưởng lương trên 2 tỷ đồng một năm...
Vừa qua, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã phát hiện Công ty cổ phần Thép Đông Nam Á (ASC) có trụ sở tại KCN Hòa Phú (TP Buôn Mê Thuột, Đác Lắc) đưa ra thị trường sản phẩm thép thanh vằn từ D 10 đến D 14 có nhãn hiệu nổi trên thân thanh thép giống lô-gô của VNSTEEL.
Hỏi: Tôi làm kế toán cho một doanh nghiệp chuyên chế biến thủy sản. Xin cho biết hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định thì bị xử lý như thế nào?
Một chiếc xế hộp bị trẻ con ném vỡ kính. Sau khi bắt chủ nhà phải đền toàn bộ thiệt hại, chủ xe lại yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường. Sau khi điều tra, doanh nghiệp bảo hiểm đã từ chối bồi thường với lý do thiệt hại nằm ngoài điều kiện bồi thường trong hợp đồng.
Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong 6 tháng có quyền yêu cầu khiếu nại, khởi kiện truy cứu trách nhiệm đối với thành viên HĐQT, giám đốc/tổng giám đốc.
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản (BĐS)