Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Kẹo thuốc lá” đang đầu độc trẻ em

Không ít cửa hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang bày bán lén lút nhiều loại bánh kẹo, đồ chơi có xuất xứ nước ngoài, có dấu hiệu độc hại và hình thức rất phản cảm, nguy hại đến nhận thức và sức khỏe của trẻ em, đơn cử loại “kẹo thuốc lá”.

Nơi chui lủi, chỗ công khai...

Cần kiểm soát chặt chẽ hàng quán trước cổng trường học để bảo đảm an toàn cho học sinh.

Loại “kẹo thuốc lá” này được nhập lậu qua đường biên giới cùng thời điểm “kẹo phát sáng” vào đầu năm 2010 (báo SK&ĐS đã có bài phản ánh). Loại “kẹo thuốc lá” có hình thức tinh vi, vỏ được “ngụy trang” giống bao thuốc lá, bên trong có 5 thanh kẹo giống như các điếu thuốc, mùi hắc, vị ngọt gắt... nên khó phát hiện. Trên vỏ kẹo ghi nhiều dòng chữ Trung Quốc, nhưng không hề ghi ngày, tháng sản xuất cũng như hạn sử dụng và thành phần. Khi mới ăn kẹo có vị ngọt, khiến trẻ rất thích thú, nhưng càng nhai vị ngọt chuyển thành vị đắng, hắc.

Trong nội thành Hà Nội, do các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra gắt gao, nên một số quán chỉ dám bán chui lủi và thường bán cho khách quen. Nhưng tại một số huyện ngoại thành như Thanh Oai, Thường Tín, Quốc Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn... loại kẹo này được bày bán một cách công khai. Chỉ cần ghé vào cửa hàng bất kỳ khu vực xung quanh trường tiểu học hay THCS là dễ dàng có được “kẹo thuốc lá”.

Em Lê Văn Thành, trú tại huyện Quốc Oai cho biết: “Lúc đầu em tưởng là thuốc lá, nhưng thấy bạn bè ăn em cũng mua ăn thử. Càng ăn càng “nghiện”, vì nó có mùi gì đó hơi hắc, không ăn lại thấy thèm. Nhưng ăn được vài hôm lưỡi em bị rộp lên, nên mẹ em không cho ăn nữa”. Nhiều phụ huynh vì thương con, thấy con năn nỉ nên đành chiều theo ý con, mà bỏ qua việc tìm hiểu nguồn gốc, tác hại của nó. Chị Lê Thị Nụ, huyện Thường Tín nói: “Tôi cũng chẳng để ý nhãn mác là gì, thấy cháu nó hay đòi ăn kẹo này nên tôi hay mua cho nó”.

Tác hại kép

Chị Vũ Hoài Thu, một phụ huynh có con đang học lớp 4 chia sẻ: “Tôi không biết đây là loại kẹo gì, ban đầu thấy con mua về nhà tưởng là con hút thuốc lá, nhưng hỏi thì cháu bảo là kẹo. Kiểm tra vỏ kẹo bên ngoài tôi chỉ thấy bao túi nilon ghi toàn chữ Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng loại kẹo này không có lợi cho sức khoẻ nên đã cấm không cho con tôi ăn nữa. Hơn nữa, việc ăn kẹo có hình dạng giống điếu thuốc lá sẽ tạo thói quen xấu cho các cháu trong một ngày không xa. Tôi không hiểu sao mặt hàng này vẫn được bày bán tràn lan trước các cổng trường cho học sinh?!”…

Kẹo thuốc lá đang bày bán công khai tại nhiều cổng trường Ảnh: CTV
Kẹo thuốc lá đang bày bán công khai tại nhiều cổng trường Ảnh: CTV.

Theo TS.BS. Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và phát triển cộng đồng: “Do hầu hết các sản phẩm kẹo thuốc lá bày bán ngoài thị trường không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ cũng như hạn sử dụng nên không an toàn đối với sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt là đối với trẻ em, khi ăn những loại kẹo này rất dễ bị ngộ độc bởi phẩm màu và những chất không được phép dùng trong thực phẩm có thể có trong kẹo.

Bên cạnh đó, loại kẹo này còn ảnh hưởng tới nhận thức của trẻ em về thuốc lá. Hút thuốc là thói quen có hại cho sức khỏe, nên việc “kẹo thuốc lá” được bày bán tràn lan trước cổng trường vô hình chung đã tạo điều kiện cho trẻ làm quen với điếu thuốc lá từ sớm”.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên những loại kẹo không rõ nguồn gốc được bày bán trên thị trường. Trước đó không lâu một loại kẹo phát sáng có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng được nhiều học sinh sử dụng. Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng thì trong cán cầm của kẹo mút phát sáng có chứa PAH - một chất độc gây ung thư và đột biến gen. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, đề nghị các cơ quan quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan sớm vào cuộc làm rõ và xử lý loại kẹo thuốc lá trên.

(Theo Phạm Tuấn - Ngọc Bảo // Sức khỏe Đời sống)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Một doanh nghiệp tự họp báo nói về nguy cơ phá sản
  • Lừa hơn 3 tỉ đồng nhờ "nhà có Việt kiều"
  • Phối hợp đồng bộ các lực lượng công an triệt phá các tổ chức, đường dây buôn lậu, đầu cơ, thao túng thị trường
  • Xe công-ten-nơ chở hàng cao không quá 4,35 m
  • Đề nghị làm rõ tiêu cực trong đấu thầu áo phao
  • Bóc gỡ một đường dây làm giả giấy xác nhận năng lực tài chính
  • Chuyện thật như đùa của thương hiệu Kymdan (P1)
  • Kiến nghị xử lý tài chính hơn 220 tỷ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%