Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khúc mắc quanh vụ phạt doanh nghiệp bảo hiểm

Mặc dù Hội đồng Cạnh tranh quốc gia đã quyết định xử phạt đối với hành vi thỏa thuận phí của 19 doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng vụ việc vẫn chưa khép lại, khi Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, sẽ có những phản hồi chính thức để bảo vệ quyền lợi của các hội viên.
 
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI) cho biết, nếu áp quy định theo Luật Cạnh tranh để xử phạt những doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi thỏa thuận phí, sẽ dẫn đến hệ lụy là, các nghiệp vụ bảo hiểm thông thường như hợp đồng đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm… sẽ không thể thực hiện được. Thậm chí, giới bảo hiểm còn băn khoăn về việc, liệu các hợp đồng đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm đã ký kết có phải huỷ bỏ hay không?

Trước đó, Hội đồng Cạnh tranh quốc gia đã ra quyết định phạt 19 doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm, với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng, vì các doanh nghiệp này đã vi phạm Luật Cạnh tranh.

Vào tháng 9/2008, 19 doanh nghiệp bảo hiểm đã ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm xe cơ giới…

Đến tháng 11/2008, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đã tiến hành điều tra để làm rõ vụ việc liên quan đến những thỏa thuận của 19 doanh nghiệp này. Sau hơn 1 năm điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh kết luận, các doanh nghiệp bảo hiểm này đã vi phạm Luật Cạnh tranh, khi có hành vi thỏa thuận về biểu phí cũng như công thức tính phí bảo hiểm. Cuối tháng 7/2010, Hội đồng Cạnh tranh quốc gia đã quyết định phạt 0,025% doanh thu năm trước đó của các doanh nghiệp.

Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, trong số các hành vi bị cấm, thì hành vi hạn chế cạnh tranh mà các doanh nghiệp gây ra trên thị trường là nghiêm trọng nhất và theo quy định của Luật Cạnh tranh, hành vi này thường bị xử phạt rất nặng.

Tuy nhiên, ông Phùng Đắc Lộc cho biết, Cục Quản lý cạnh tranh chưa xem xét đến những quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm, cũng như những nguyên tắc nghiệp vụ của lĩnh vực bảo hiểm.

Cụ thể, theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép bảo hiểm cho một đối tượng được bảo hiểm (tài sản, trách nhiệm), với số tiền bảo hiểm tối đa là 10% vốn chủ sở hữu (được gọi là mức giữ lại). Phần vượt quá, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đồng bảo hiểm, hoặc tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Do đó, các doanh nghiệp phải có những điều kiện, điều khoản và mức phí thống nhất với nhau từ trước.

“Nếu áp dụng điều khoản, điều kiện bảo hiểm không thống nhất, hoặc mức phí thấp hơn sẽ không tái bảo hiểm được, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bảo hiểm gốc ôm trọn rủi ro”, ông Lộc nói.

(Theo Chí Tín // Báo đầu tư)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Bầu Đức kiện UBND tỉnh Lâm Đồng, tố lãnh đạo tỉnh lên Thủ tướng
  • Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất nông nghiệp được áp dụng thuế suất 5%
  • Bùng nhùng cho thuê biệt thự tại Đà Lạt
  • Vietstar bị buộc phải bốc dỡ số chất thải chôn trái phép
  • Vietstar thừa nhận đã chôn lấp 5.000 tấn rác thải
  • Hà Nội: Ba năm xảy ra 1.064 vụ vi phạm luật đê điều
  • Hàng loạt sai phạm phổ biến đang diễn ra tại các khu đô thị mới Hà Nội
  • Phát hiện DN dùng xỉ thép san lấp mặt bằng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%