Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngày tàn của Mafia Ý: Kỳ cuối: Nói không với mafia

Những người lương thiện ở miền Nam nước Ý bắt đầu lập phong trào chống mafia một cách tự phát khi tình thế thuận lợi. Không chỉ bảo vệ quyền lợi tiêu dùng của mình, họ còn giúp làm suy yếu sức mạnh tài chính của bọn mafia.

Khi hộp điện thoại nội bộ bị phá vì vài giọt keo dán nhựa, Maurizio Vara - chủ nhà nghỉ Amarcord ở trung tâm Palermo - hiểu ngay chuyện gì đang xảy ra với việc kinh doanh của mình. Đó không phải là trò đùa con trẻ mà là lời cảnh báo của mafia. Ông liền báo cảnh sát và từ chiều 12-5-2006 hôm đó, các camera an ninh được lắp đặt. Đặc biệt là phòng thương mại của thành phố chi trả khoản phí này.

Guồng máy tàn nhẫn

"Tôi quyết không nhượng bộ chúng vì bản thân tôi biết quá rõ các guồng máy tàn nhẫn này". Ông chủ doanh nghiệp nhỏ con không nói ngoa. Nhiều năm trước, Maurizio từng cùng người anh trai điều hành xưởng cơ khí có 20 công nhân. Xưởng Cogevar của họ có được hợp đồng với Fiat nên doanh thu hồi năm 1999 đã lên đến hơn triệu USD.

Những bạn trẻ Ý xuống đường chống mafia vào tháng 10-2007
Những bạn trẻ Ý xuống đường chống mafia vào tháng 10-2007
Thế rồi một sáng đẹp trời tháng sáu năm đó, hai kẻ lạ mặt bước vào văn phòng của anh em nhà Vara và buông thõng một câu: "Đến lúc phải đưa chúng mày vào guồng rồi". Chúng quay bước mà không để lại chút đầu mối liên lạc nào.

Maurizio dò hỏi những chủ cửa hiệu xung quanh thì được chỉ đến gặp một tên trung gian làm việc cho gia đình mafia đang quản lý khu vực này. Giá tiền bảo kê được đưa ra là 3.000 USD. Anh em nhà Vara tặc lưỡi cho qua để cầu mong được yên ổn làm ăn. "Chúng tôi đâu biết đó chỉ mới là tiền cho vé vào cửa" - Maurizio nhớ lại.

Bọn mafia ngày càng tăng yêu cầu. Tiền bảo kê tăng hằng tháng, rồi thì yêu cầu lấy giá "hữu nghị” cho các doanh nghiệp bạn bè của chúng... Đến lúc chúng yêu cầu nhận năm, sáu "người bạn" của chúng vào làm công thì anh em nhà Vara hiểu rằng bọn mafia muốn lấy cả xưởng của họ chứ không phải tiền. Họ phản ứng. Lập tức, tháng 1-2001, chúng đốt văn phòng làm việc của anh em Vara. Họ phải nhượng bộ.

Rồi ngày 16-6-2002, Maurizio bị buộc đến gặp bố già mafia trong một trang trại trong núi. "Chúng đẩy tôi lên ôtô. Tôi hiểu ngay mình sẽ bị giết". Maurizio quyết nhảy khỏi xe, về trốn trong nhà suốt hai ngày liền. Sau đó, ông quyết định đi báo cảnh sát. Ông thuộc số ít dám kháng cự bởi lẽ có đến 80% cửa hiệu và doanh nghiệp tại Palermo từng phải cống nạp tiền cho bọn mafia để mua hai chữ "bình yên".

Vĩnh biệt tiền bảo kê

Đúng hai năm sau, khi một nhóm sinh viên trẻ người Ý phát động phong trào có tên Addiopizzo (vĩnh biệt tiền bảo kê), Maurizio tham gia lập tức. Với câu khẩu hiệu gây sốc: "Một dân tộc phải trả tiền bảo kê là một dân tộc không có danh dự", phong trào đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của những nạn nhân của mafia và nay đã có 200 chủ cửa hiệu đăng ký làm thành viên cùng hàng trăm sinh viên tình nguyện đứng vào hàng ngũ để làm công tác tuyên truyền.

Anh Vittorio Greco, nay là giáo sư sử học, người nghĩ ra câu khẩu hiệu của phong trào và là người thành lập phong trào cùng sáu người bạn thân, giải thích: "Chúng tôi nghĩ đơn giản: khi chủ hiệu phải nộp tiền bảo kê tức là tiền đó bị tính vào giá bán hàng mà người tiêu dùng phải gánh chịu. Chúng tôi vì thế muốn kêu gọi cả người tiêu dùng lẫn người buôn bán đứng vào phong trào".

Phong trào của nhóm bạn trẻ có trình độ đại học này nhanh chóng phát triển vì hợp lòng dân nhưng trong nhóm không ai đứng ra nhận mình là thủ lĩnh vì sợ trở thành mục tiêu trả thù của bọn mafia.

Phong trào từ chối nộp tiền bảo kê nhanh chóng lan rộng vì người dân hiểu rằng đó là cách triệt tiêu sức mạnh tài chính của bọn tội phạm có tổ chức ở Ý. Đầu tháng mười hai này, một tổ chức mới vừa ra mắt tại Palermo với tên gọi Libero Futuro. Đó là cách người dân ở đây tưởng niệm người anh hùng của họ, doanh nhân Libero Grassi.

Có thể nói ông là người đầu tiên dám công khai từ chối trả tiền bảo kê. Ông bị bọn mafia bắn hạ vào tháng 8-1991 nhưng sự kiện đó trở thành tiếng chuông đánh động ý thức toàn xã hội.

Libero Futuro xác định hướng đi mới là bảo vệ những người bị buộc nộp tiền bảo kê. Tổ chức này đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong thủ tục pháp lý để tố cáo bọn mafia. Họ vừa mở chiến dịch vận động có tên gọi "Chống lại tiền bảo kê, xã hội tiêu thụ sẽ đổi thay".

Đây là chiến dịch kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ những chủ doanh nghiệp công khai từ chối nộp tiền bảo kê. Ngoài ra họ cũng đang tổ chức việc phổ biến ý thức chống mafia trong các trường học và gây sức ép với các thể chế chính trị.     

Lần đầu tiên công khai hồ sơ về mafia

Lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả tài liệu, hồ sơ vụ án liên quan đến cuộc chiến chống mafia Ý và tội ác của chúng đã được công khai tại nước này. Tên tuổi của các tên mafia, cùng với ảnh, lý lịch, các cuốn sách, băng video, các cuộc phỏng vấn... lấy từ các hồ sơ chi tiết về mafia từ năm 1893 đến nay đã được công bố trên một trang web do Ủy ban chống mafia trực thuộc quốc hội lập ra. Ngoài ra, trang web này cũng công bố tên tuổi những người từng là nạn nhân của mafia.

Trang web trên được lập ra nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể về cuộ

c chiến chống mafia mà nhân dân và Chính phủ Ý tiến hành trong suốt hơn 100 năm qua. Ngoài ra, Ủy ban chống mafia cũng mong muốn cung cấp những dữ liệu và chi tiết đầy đủ cho những ai quan tâm đến cuộc chiến này và hi vọng người dân có thể cung cấp và chia sẻ các thông tin về nạn nhân hoặc các băng đảng mafia tại địa phương mình.

 

(Theo Tuổi Trẻ/vietnamnet)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Ngày tàn của Mafia Ý: Kỳ 3: Các bố già rơi rụng
  • Ngày tàn của Mafia Ý: Kỳ 2: Ndrangheta - bí mật và tàn bạo nhất
  • Ngày tàn của mafia Ý: Kỳ 1: Mối thâm thù San Luca
  • Làm rõ việc ăn chặn tiền hỗ trợ con hộ nghèo ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương (Nghệ An)
  • Ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo thu gom hàng trăm sổ đỏ của dân
  • Phá đường dây làm giấy tờ giả
  • Vụ trộm bí hiểm
  • Vụ ám sát bí ẩn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%