Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sabeco kiện C&P ra toà sau thương vụ 111 tỉ đồng

Tổng công ty cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) khởi kiện công ty cổ phần quản lý Tương phản và cộng sự Việt Nam (C&P) tại toà án nhân dân thành phố Hà Nội về việc vi phạm các thoả thuận trong hợp đồng mua bán cổ phiếu PVI (tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam).

Lý do chính khiến Sabeco kiện C&P ra toà là để đòi lại số tiền thừa đã chuyển và yêu cầu bồi thường vì chậm trả tiền thừa trong thương vụ mua bán cổ phiếu PVI.

Tiền đi dễ về khó

Một dây chuyền sản xuất bia tại nhà máy Sabeco (anh mang tính minh họa). Ảnh: internet

Vào tháng 12.2006, đại diện Sabeco là bà Trịnh Thị Tuyết Minh, giám đốc điều hành tài chính và đại diện C&P là bà Vũ Thanh Vân, tổng giám đốc, đã ký hợp đồng dịch vụ uỷ thác đầu tư. Nội dung của hợp đồng ghi rõ: Sabeco có nhu cầu mở rộng các khoản đầu tư ngắn hạn từ một đến ba năm nhằm tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn dựa trên các danh mục đầu tư do C&P xây dựng. C&P sẽ tư vấn nghiệp vụ cho Sabeco mua được cổ phần của PVI thông qua đợt phát hành cổ phần chào bán giá lần đầu IPO một phần thông qua cơ chế uỷ thác…

Một ngày sau khi ký, dù chưa có số hợp đồng, nhưng C&P đã yêu cầu Sabeco chuyển tiền đặt cọc theo hợp đồng uỷ thác đấu giá cổ phiếu PVI và PV Trans (tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí) với số tiền hơn 40,553 tỉ đồng theo như thoả thuận. Trong trường hợp không mua được cổ phiếu, bên C&P sẽ chuyển trả số tiền cọc sau năm ngày kể từ ngày tổ chức đấu giá. Đến ngày 19.12.2006, Sabeco đã chuyển đủ số tiền đặt cọc theo yêu cầu C&P. Thế nhưng, việc tham gia đấu giá của C&P theo hợp đồng uỷ thác của Sabeco đối với cổ phiếu của PVI đã không thành.

Mặc dù số tiền đã đặt cọc chưa được thực hiện, nhưng Sabeco lại tiếp tục chuyển cho C&P thêm gần 69,446 tỉ đồng theo đúng yêu cầu của C&P. Tổng số tiền Sabeco hai lần chuyển cho C&P là gần 111 tỉ đồng. C&P đã gom được cho Sabeco 222.000 cổ phần của PVI với tổng số tiền là 48,840 tỉ đồng. Như vậy, C&P còn nợ của Sabeco khoảng 62,160 tỉ đồng. Không đòi được số tiền này, Sabeco đã phải kiện C&P ra toà.

Quá dễ

Theo quy định, trước khi ký kết hợp đồng này phải có nghị quyết của hội đồng quản trị Sabeco. Nhưng hợp đồng được ký ngày 14.12.2006 thì đến ngày 2.2.2007 bà Trịnh Thị Tuyết Minh mới có tờ trình lên hội đồng quản trị Sabeco đề nghị phê duyệt phương án đầu tư cổ phần PVI. Tới lúc này, hội đồng quản trị Sabeco mới chính thức có nghị quyết chấp thuận cho việc đầu tư mua cổ phiếu PVI trên thị trường OTC do C&P thu mua và chuyển nhượng lại với các điều kiện: số lượng mua tối đa là 500.000 cổ phần và giá mua chấp nhận biên độ tối đa không quá 220.000 đồng/cổ phần.

Tới ngày 22.2.2007, sau khi có nghị quyết của hội đồng quản trị, Sabeco và C&P tiếp tục ký một hợp đồng mới vẫn do bà Trịnh Thị Tuyết Minh đại diện. Hợp đồng mới được dựa trên căn cứ hợp đồng ký từ tháng 12.2006, nhưng nội dung có thay đổi. Cụ thể, C&P từ vai trò tư vấn thành vai trò chuyển nhượng cổ phần cho Sabeco. Giá mua cổ phần này được ký thẳng bằng với biên độ tối đa mà hội đồng quản trị Sabeco cho phép là 220.000 đồng/cổ phần. Trong thực tế, giá của cổ phần PVI do C&P mua chỉ với giá từ 148.000 – 163.000 đồng/cổ phần. Tổng số cổ phần PVI do C&P mua được và bán lại cho Sabeco là 222.000 cổ phần, tương đương với 48,840 tỉ đồng.

Với hợp đồng được ký bổ sung vào tháng 2.2007 thay đổi vai trò của C&P từ chức năng tư vấn thành chức năng chuyển nhượng cổ phần, Sabeco đã mất từ 57.000 – 72.000 đồng/cổ phần. Ở một doanh nghiệp mà Nhà nước vẫn còn giữ tới 89,5% cổ phần như Sabeco, rõ ràng đây là một việc làm có nguy cơ gây thất thoát tài sản nhà nước khiến dư luận băn khoăn vì sao Sabeco lại sai một cách “dễ dàng” như vậy?

Nguy cơ thất thoát tiền nhà nước

Theo kết luận của thanh tra bộ Tài chính, việc ký kết hợp đồng ký uỷ thác đấu thầu, tư vấn hoặc mua cổ phiếu OTC và chuyển tiền 40,553 tỉ đồng vào tài khoản trung gian theo hợp đồng giữa Sabeco và C&P đã không đúng thẩm quyền quyết định đầu tư ra ngoài tổng công ty. Với những điều khoản thanh toán không chặt chẽ và việc không tuân thủ các quy trình phê duyệt đối với các khoản đầu tư của công ty, Sabeco đã lộ ra nguy cơ làm thất thoát tài sản nhà nước vì sự thiếu chặt chẽ của mình. Quy định về thủ tục thanh toán không chặt chẽ trong hợp đồng, các hợp đồng mua bán chưa có chứng nhận của cơ quan phát hành cổ phiếu, các giấy tờ liên quan đến việc mua bán cổ phiếu theo quy định trong hợp đồng là bản photocopy, nên không có căn cứ pháp lý xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của bên bán.

(Theo Lê Phượng/sgtt)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Vụ sập nhà tập thể ở Hà Nội: Thách nhau ra tòa
  • Vụ Vinalines: Rắc rối chuyện đòi bồi thường
  • Làm giả giấy tờ đất để lừa tiền
  • Đi tù vì tống tiền hãng Samsung
  • Đằng sau dự án khu đất 'vàng' một tỷ đồng/m2
  • "Bác" kết luận kiểm toán vụ "PVCOM làm thất thoát hơn 76 tỉ" (Kỳ 4)
  • Vụ bảy doanh nghiệp bị phá sản ở Bà Rịa - Vũng Tàu: Đừng lờ chỉ đạo của Thủ tướng thêm nữa
  • Giả mạo chữ ký sếp để chiếm đoạt 160 triệu đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%