Để gỡ vướng mắc này, Tổng cục Thuế vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc in các tiêu thức trên hoá đơn. Theo đó, các tiêu thức quy định về ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hoá đơn là các tiêu thức bắt buộc và phải in đúng quy định. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân in hoá đơn phải đảm bảo in đúng các tiêu thức này trên hoá đơn. Trường hợp các tiêu thức bắt buộc khác trên hoá đơn của doanh nghiệp đã in không phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, không xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, không xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ,…), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ…), không xác định được tên hàng hoá dịch vụ (hoặc nội dung thu tiền…) thì tổ chức, cá nhân phải in lại hoá đơn. Trường hợp các tiêu thức bắt buộc khác trên hoá đơn của doanh nghiệp đã in phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ,…), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ…), tên hàng hoá dịch vụ (hoặc nội dung thu tiền…) thì hoá đơn được chấp nhận. Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế cần căn cứ từng trường hợp cụ thể, tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh để xác định và hướng dẫn doanh nghiệp, không áp dụng máy móc. Một số ví dụ cụ thể Ví dụ, đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm: Phiếu thu tiền bảo hiểm được xác định là hoá đơn theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 153/2010/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp in hoá đơn thì chỉ tiêu “tên hàng hoá, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng, đơn giá” có thể chuyển thành “nội dung thu phí bảo hiểm”. Hoặc đối với hoá đơn thu tiền điện, trên hoá đơn có thể có các tiêu thức để xác định được sản lượng điện tiêu thụ như “chỉ số mới”, “chỉ số cũ”, “hệ số”, “điện năng tiêu thụ”, “thời gian sử dụng”… Hoặc với hoá đơn tiền nước thì trên hoá đơn có thể có các tiêu thức để xác định tổng lượng nước tiêu thụ như “số đọc tháng này”, “số đọc tháng trước”, “định mức tiêu thụ”… Đối với hoá đơn thu tiền học phí, do tiền học phí thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nên trên hoá đơn không nhất thiết phải có chỉ tiêu tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, tiêu thức “họ tên người mua hàng” có thể chuyển thành “tên người nộp tiền”, tiêu thức “tên hàng hoá, dịch vụ” có thể chuyển thành “lý do nộp tiền”... Có 10 nội dung bắt buộc phải in trên hoá đơn và được thể hiện trên cùng một mặt giấy, gồm (theo Điều 4 Thông tư 153/2010/TT-BTC): a) Tên loại hoá đơn (ví dụ hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng); b) Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hoá đơn; c) Tên liên hóa đơn (mỗi số hoá đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên); d) Số thứ tự hoá đơn đ) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; e) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua; g) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. h) Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hoá đơn. i) Tên tổ chức nhận in hoá đơn k) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt...Có 10 nội dung bắt buộc phải in trên hóa đơn - Ảnh minh họa
(Theo Thu Nga/chinhphu.vn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com