Nhằm giúp cho người tiêu dùng, người bán lẻ hàng hóa và dịch vụ những kiến thức cơ bản về công tác chống hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ giới thiệu sổ tay hỏi - đáp về “Chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam” do Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương xuất bản.
Câu 1:Thế nào là hàng giả ?
Trả lời: Có 4 loại hàng giả: (1) giả về chất lượng và công dụng, (2) giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, (3) giả mạo về sở hữu trí tuệ, (4) các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả. Cụ thể:
(1) Hàng giả chất lượng và công dụng là hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, tên gọi và công dụng của hàng hóa.
(2) Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa là hàng giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa hoặc giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa.
(3) Giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hóa, bao bì hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
(4) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả gồm các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
Thông thường, hàng giả có chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như trên. Ví dụ vừa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa vừa giả chất lượng, công dụng.
Câu 2:Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ ?
Trả lời: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: (1) quyền sở hữu công nghiệp, (2) quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả, (3) quyền đối với giống cây trồng.
(1) Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
(2) Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa.
(3) Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Câu hỏi 6: Thế nào là hàng hóa xâm phạm quyền đối với sáng chế ?
Trả lời: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề chính xác bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được xác lập và bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được sáng lập và bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường, có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp.
Hàng hóa có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế là sản phẩm (hoặc bộ phận sản phẩm) trùng hoặc tương đối với sản phẩm (hoặc bộ phận của sản phẩm) thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế hoặc sản phẩm (bộ sản phẩm) được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
Câu hỏi 7: Thế nào là hàng hóa xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp ?
Trả lời: Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Kiểu dáng công nghiệp được xác lập và bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp nếu có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng trong công nghiệp.
Hàng hóa có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm (hoặc bộ phận của sản phẩm) mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
Câu hỏi 8: Thế nào là hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ?
Trả lời: Nhãn hiệu là dấu hiệu (thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều dùng hoặc kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc) để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập và bảo hộ dưới hình thức Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Hàng hóa có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu là sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì sản phẩm, hàng hóa có gắn dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
Trường hợp sản phẩm, hàng hóa có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com