Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng thang, bảng lương đối với doanh nghiệp nước ngoài

Các mức lương trong thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng có thể được quy định bằng hệ số lương nhân (x) với tiền lương tối thiểu hoặc quy định bằng mức tiền cụ thể, nhưng phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Bà Huỳnh Thị Mỹ Dung, công tác tại Công ty sản xuất tôm giống An Hải, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), phản ánh: Công ty bà Dung đã xây dựng bậc lương của từng ngạch lương theo số tiền. Ví dụ: Ngạch Trung cấp kỹ thuật: Bậc 1 là 2 triệu đồng/tháng; bậc 2 là 3 triệu đồng/tháng; bậc 3 là 3,5 triệu đồng/tháng... Nhưng khi Công ty bà Dung đăng ký với Sở lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận thì không được chấp thuận và Sở yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng các bậc lương theo hệ số.

Bà Dung muốn được biết yêu cầu trên của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh có đúng quy định không, việc xây dựng thang lương, bảng lương đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại văn bản nào?

Thắc mắc trên của bà Dung được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Hiện nay, việc xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ; Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 và Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 5/12/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương bảo đảm các nguyên tắc do Chính phủ quy định và đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động trước khi công bố áp dụng.

Các mức lương trong thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng có thể được quy định bằng hệ số lương nhân (x) với tiền lương tối thiểu hoặc quy định bằng mức tiền cụ thể, nhưng phải đảm bảo: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; mức lương thấp nhất quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ); khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%, mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường.

  • 12 trường hợp không được nhận quyền sử dụng đất
  • Nhà hình thành trong tương lai cũng được thế chấp
  • Bổ nhiệm và bãi miễn tổng giám đốc: Thế nào là đúng?
  • Thay thế điều khoản hợp đồng
  • Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại 1 chỗ ở hợp pháp
  • Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần tránh quy định chung chung
  • Cấp phép nhập khẩu tự động cho một số sản phẩm thép
  • Một số bình luận từ thực tiễn giải quyết vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh (phần II)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%