Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ quan bảo hiến ở một số nước trên thế giới (phần II)

3. Hội đồng bảo hiến

Tại Cộng hòa Pháp, Hội đồng Hiến pháp là cơ quan đặc biệt, giám sát việc tuân theo Hiến pháp. Thành phần của Hội đồng gồm chín người, được bổ nhiệm với nhiệm kỳ chín năm. Ba thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, ba do Chủ tịch Thượng viện và ba do Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm. Tất cả các đạo luật trước khi Tổng thống công bố và các quy chế của các Viện trước khi thông qua cần phải chuyển cho Hội đồng xem xét và đưa ra kết luận có phù hợp với Hiến pháp hay không. Nếu Hội đồng Hiến pháp quyết định văn bản nào mâu thuẫn với Hiến pháp thì Hội đồng có quyền huỷ bỏ văn bản đó. Ngoài chức năng giám sát Hiến pháp, Hội đồng còn có quyền theo dõi, giám sát đối với quá trình bầu cử Tổng thống, quá trình tiến hành trưng cầu ý dân toàn quốc và giải quyết các tranh chấp về tính đúng đắn của các cuộc bầu đại biểu Nghị viện. Quyết định của Hội đồng Hiến pháp là quyết định cuối cùng và không được khiếu nại. Các quyết định này là bắt buộc thi hành đối với tất cả các cơ quan Nhà nước.

Cơ quan chuyên môn về giám sát Hiến pháp ở Angiêri là Hội đồng Hiến pháp mà mô hình của nó cũng phỏng theo mô hình Pháp. Nó gồm chín thành viên, ba trong số đó (kể cả Chủ tịch) sẽ được Tổng thống bổ nhiệm. Ba người nữa do Hội nghị dân tộc nhân dân và Hội đồng dân tộc bầu, còn ba người khác thì do Toà án Tối cao và Hội đồng Nhà nước bầu. Nhiệm kỳ của Hội đồng là sáu năm, các thành viên không có quyền tái cử hay bổ nhiệm lại.

Ngoài việc kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp quy và các hiệp ước quốc tế, Hội đồng Hiến pháp còn kiểm tra tính hợp pháp của việc trưng cầu ý dân, các cuộc bầu cử Tổng thống, bầu Nghị viện và công bố kết quả. Nếu Hội đồng Hiến pháp cho rằng quy phạm pháp luật hay văn bản nào đó không phù hợp với Hiến pháp thì nó sẽ mất hiệu lực kể từ thời điểm Hội đồng ra nghị quyết. Các hiệp ước nếu đã bị coi là vi hiến thì không được phê chuẩn.

Campuchia, Hiến pháp năm 1993 được sửa đổi năm 1999 quy định thành lập Hội đồng Hiến pháp. Hội đồng Hiến pháp không thuộc về quyền lực tư pháp và cũng không có bất kỳ vị trí nào trong hệ thống quyền lực này, mà nó là một thiết chế điều chỉnh giữa ba ngành quyền lực để cho chúng hoạt động tốt. Hội đồng Hiến pháp có thẩm quyền thẩm tra tính hợp hiến của các đạo luật. Trong thời gian bầu cử lập pháp, để đối phó với những đơn kiện trực tiếp từ các Đảng chính trị, Hội đồng Hiến pháp có trách nhiệm như một Toà án hiến pháp trong một phiên tòa công kha để xem xét. Trong trường hợp có sự tranh chấp phát sinh từ những cuộc bầu cử lập pháp hoặc bầu Thượng nghị sỹ, Hội đồng Hiến pháp thực hiệnquyền tài phán, mà quyền tài phán đó không tồn tại trong quyền lực tư pháp. Tuy nhiên, ngay cả trong vai trò này, Hội đồng Hiến pháp vẫn đứng ngoài hệ thống tư pháp.

Hội đồng Hiến pháp Vương quốc Campuchia là sự kết hợp đặc điểm của cả hai Hội đồng Hiến pháp của Pháp và Tòa án Hiến pháp của Đức. Như Hội đồng Hiến pháp của Pháp, nó đóng vai trò như là một trọng tài và Toà án hiến pháp trong khi diễn ra cuộc bầu cử lập pháp, vì Thượng nghị sỹ không phải được lựa chọn do bầu cử phổ thông đầu phiếu. Mặc dù quyền lực và quyết định của nó là cuối cùng và bao trùmtất cả quyền lực khác, nhưng nó không được tự mình hành động, thẩm tra, giải thích hay là ra phán quyết nếu không có yêu cầu.

(Theo PGS, TS. Đinh Ngọc Vượng // Báo Nghiên cứu Lập Pháp Online)

  • Cơ quan bảo hiến ở một số nước trên thế giới
  • Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
  • Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn: điều chỉnh theo pháp luật cạnh tranh hiện hành
  • Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh (Phần 1)
  • Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh (phần II)
  • Các quy định của pháp luật Việt Nam về cạnh tranh
  • Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế
  • Những điều không thể về giao dịch bảo đảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%