Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy định mới về việc sử dụng hóa đơn do doanh nghiệp tự in

Tổ chức, cá nhân đã mua hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp đã tự in nhưng đến ngày 31/12/2010 chưa sử dụng hết thì được tiếp tục sử dụng đến hết quý I năm 2011 và phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Tổ chức, cá nhân đã mua hóa đơn do Bộ Tài chính nhưng đến ngày 31/12/2010 chưa sử dụng hết thì được tiếp tục sử dụng đến hết quý I năm 2011 - Ảnh minh họa

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhằm xử lý vướng mắc  trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Chỉ đạo này nhằm tránh lãng phí cho các tổ chức, cá nhân đã mua hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc các doanh nghiệp đã tự in hóa đơn nhưng đến ngày 31/12/2010 vẫn chưa sử dụng hết. Vì theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong năm 2010, ngoài 10.000 doanh nghiệp đang thực hiện tự in hóa đơn; vẫn còn các tổ chức, cá nhân khác đang thực hiện hoặc mua hóa đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành.

Phó Thủ tướng cũng đã đồng ý về nguyên tắc với đề nghị của Bộ Tài chính về việc hỗ trợ các doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và doanh nghiệp siêu nhỏ, không có đủ điều kiện để tự in hóa đơn và cũng không có điều kiện đặt in thì được cơ quan thuế bán hóa đơn để sử dụng.

Tuy nhiên, việc áp dụng này chỉ được thực hiện trong năm 2011, từ năm 2012 trở đi phải thực hiện theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP.

Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng, cước phí vận tải quốc tế là hóa đơn

Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2011, thay thế Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002.

Thực tế hiện nay, các ngành hàng không, hàng hải, ngân hàng khi cung cấp dịch vụ đều đã thực hiện sử dụng chứng từ theo thông lệ quốc tế. Ví dụ, vé hàng không đã được in theo tiêu chuẩn của Hiệp hội hàng không quốc tế (ATA), chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng được in từ phần mềm máy tính theo tiêu chuẩn của các ngân hàng quốc tế...

Các chứng từ này đều được khách hàng chấp nhận thanh toán và là cơ sở để cơ sở kinh doanh ngành hàng không, hàng hải, ngân hàng hạch toán doanh thu.

Tuy nhiên, do hiện nay các chứng từ này chưa được công nhận là hóa đơn nên các ngành hàng không, hàng hải, ngân hàng vẫn phải lập thêm hóa đơn để thực hiện khai thuế. Việc này làm mất thời gian và tốn kém cho các doanh nghiệp.

Vì vậy, Phó Thủ tướng chỉ đạo, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế được lập theo thông lệ quốc tế cũng được xác định là hóa đơn. Những chứng từ tương tự khác cũng được xác định là hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.

(Theo Thu Nga // Tin Chính phủ)

 

  • Tiền bồi thường GPMB được tính là chi phí trả trước dài hạn
  • Công an sẽ nắm được mọi thông tin của doanh nghiệp
  • Thu nhập phát sinh ở nước ngoài vẫn phải nộp thuế TNCN
  • Hướng dẫn thủ tục đính chính tên trong sổ BHXH
  • Thôi quốc tịch, không được nhập trở lại
  • Giải đáp về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
  • DN có vốn đăng ký trên 1 tỷ USD phải báo cáo hoạt động
  • Hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%