Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Tư pháp “tuýt còi” Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước

Cục kiểm tra Văn bản quy phạm Pháp luật, Bộ Tư pháp vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đề nghị tự kiểm tra, có biện pháp thích hợp xử lý nội dung chưa phù hợp với pháp luật của 2 Thông tư do các bộ này ban hành.

Hai thông tư “dính” lỗi là: Thông tư số 116/2010/TT-BTC ngày 04/8/2010 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 137/2009/TT-BTC ngày 03/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối cới khu kinh tế cửa khẩu (gọi tắt là Thông tư số 116) và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 của Ngân hàng Nhà Nước sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (gọi tắt là Thông tư số 19).

Theo quy định, thời điểm có hiệu lực của VBQPPL được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, Cục kiểm tra VBQPPL nhận thấy 2 Thông tư trên không phải là văn bản ban hành về tình trạng khẩn cấp song lại có hiệu lực thi hành sớm hơn so với quy định.

Cụ thể, Thông tư số 116 được ký ban hành ngày 4/8/2010 nhưng điều 2 của Thông tư quy định “Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký”. Trong khi đó, theo quy định, Thông tư số 116 có hiệu lực sớm nhất kể từ ngày 19/9/2010.

Đối với Thông tư số 19 ban hành ngày 27/9/2010, khoản I điều 2 quy định “Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2010”, tức là sau 3 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Theo Cục kiểm tra VBQPPL, việc không tuân thủ quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của văn bản đã không bảo đảm nguyên tắc pháp chế, không bảo đảm tính hợp pháp của văn bản, trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước do Luật định; đồng thời cũng gây ra thiệt hại cho đối tượng trực tiếp bị điều chỉnh của văn bản đó.

Từ đó, Cục kiểm tra VBQPPL đã đề nghị Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà Nước tổ chức tự kiểm tra, có biện pháp thích hợp xử lý nội dung chưa phù hợp với pháp luật của 2 Thông tư trên, kiểm điểm trách nhiệm của các đơn vị, công chức có sai phạm trong soạn thảo và ban hành VBQPPL...

( Dân Trí)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Còn mâu thuẫn trong thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
  • Cần có luật xử phạt vi phạm hành chính
  • Mở rộng thực hiện thủ tục hải quan điện tử
  • Không lẽ luật pháp bất lực!
  • DN Hải Phòng: Chưa mặn mà với hải quan điện tử!
  • Doanh nghiệp không sợ trả lương cao, chỉ 'ngán' đóng BHXH
  • Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
  • Khiếu nại, tố cáo tăng do phát triển kinh tế quá nóng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%