Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần có luật xử phạt vi phạm hành chính

Trao đổi quan điểm về việc cần thiết xây dựng 1 bộ luật thống nhất về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC), chuyên gia pháp luật Phạm Thúy Hạnh đã có bài phân tích về tình trạng một số quy định hiện nay vừa thiếu lại vừa thừa, hoặc có quy định nhưng không đủ chế tài, chưa phù hợp về thẩm quyền xử phạt, hay có thủ tục xử phạt còn phức tạp...

Vẫn thiếu quy định xử phạt VPHC trong lĩnh lực an toàn thực phẩm - Ảnh minh họa

Chủ đề thứ nhất trong loạt bài phân tích của chuyên gia pháp luật Phạm Thúy Hạnh có tựa đề: Quy định xử phạt hành chính vừa thiếu, vừa thừa.

Sau đây là bài viết của chuyên gia:

Pháp lệnh VPHC được ban hành từ năm 2003, được sửa đổi năm 2008 song đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập, nhiều quy định không khả thi, đặc biệt là chồng chéo với nhiều luật và nghị định quy định chi tiết về xử phạt VPHC chuyên ngành.

Nhiều quy định nhưng vẫn thiếu

Theo thống kê, hiện đã có hơn 100 văn bản quy định về xử phạt VPHC, tuy nhiên vẫn thiếu quy định xử phạt trong một số lĩnh vực chuyên ngành như: công an, quân đội, quản lý trật tự, tư pháp, an toàn thực phẩm...

Ví dụ thực tế tồn tại các hành vi vi phạm quy định như hành nghề luật sư phải đúng biển hiệu, dán nhãn mác hàng hóa không đúng, về tập huấn vệ sinh an toàn thực thẩm... Nhưng các hành vi này hiện nay chưa có quy định cũng như chế tài xử phạt.

Xã hội càng phát triển với tốc độ nhanh, càng phát sinh nhiều vi phạm ở nhiều lĩnh vực cần phải xử lý, nhưng quy định thì lại chưa theo kịp. Ví dụ, ở các thành phố có lượng khách du lịch lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Nha Trang, các hành vi vi phạm của người nước ngoài ngày càng tăng trong khi chưa có quy định xử phạt cho phù hợp với đối tượng này.

Mặt khác, quy định hiện hành mới chỉ xử phạt hành vi của cá nhân mà chưa có cách thức xử phạt đối với nhóm, tổ chức có hành vi vi phạm như: nhóm bán hàng rong, nhóm chở hàng… tập hợp đông người, gây mất trật tự, phức tạp. Điều này khiến cho các cơ quan quản lý gặp lúng túng trong xử lý hành chính.

...hoặc có quy định nhưng không xử phạt được

Các vi phạm về quảng cáo rất khó bắt quả tang nên hầu như không xử lý được - Ảnh minh họa

Một vấn đề khác hiện nay là tuy pháp luật đã quy định cụ thể hành vi VPHC, thẩm quyền, hình thức và mức phạt nhưng vẫn không xử phạt được trong thực tế.

Ví dụ, về hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, đặc thù ở một số địa phương khó xử phạt được hành vi này vì tại đây, người dân theo đạo có tục lệ trùm khăn lớn trên đầu nên không thể đội mũ bảo hiểm.

Hay như Nghị định 75/2010/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong hoạt động văn hóa quy định: Phạt từ 5-10 triệu đồng nếu khóa hoặc chốt cửa phòng karaoke khi đang hoạt động. Tuy nhiên, trường hợp này rất khó xử phạt vì khi kiểm tra thì khóa đã mở. Hoặc các vi phạm về quảng cáo rất khó bắt quả tang nên hầu như không xử lý được.

Thực tiễn về quản lý giá cũng có nhiều bất cập. Ngoài danh mục 8 mặt hàng trọng yếu do Nhà nước quản lý, còn nhiều loại giá khác chưa quản lý được như: giá cho thuê phòng nghỉ, giá một số dịch vụ...

Thậm chí ngay cả quy định mới về quản lý giá bắt buộc đơn vị kinh doanh phải niêm yết giá, nếu bán không đúng giá thì xử phạt, nhưng có trường hợp vẫn lách luật được bằng cách niêm yết giá cao nhưng bán thấp hơn giá niêm yết để trốn thuế.

(Theo Phạm Thúy Hạnh // Tin Chính phủ)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Mở rộng thực hiện thủ tục hải quan điện tử
  • Không lẽ luật pháp bất lực!
  • DN Hải Phòng: Chưa mặn mà với hải quan điện tử!
  • Doanh nghiệp không sợ trả lương cao, chỉ 'ngán' đóng BHXH
  • Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
  • Khiếu nại, tố cáo tăng do phát triển kinh tế quá nóng?
  • Quản lý chặt sinh vật ngoại lai
  • Hầm Hải Vân tái hiện đèo 'tử thần'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%