Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập Quỹ phát triển đất

Hàng năm, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được trích từ 30%-50% từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất (sau khi trừ các khoản chi có liên quan) trên địa bàn mình để thành lập Quỹ phát triển đất.

 
Một trong những nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất là ứng vốn để chi hỗ trợ xây dựng khu tái định cư, các công trình hạ tầng tại địa phương có đất bị thu hồi

Đây là quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất. Theo đó, Quỹ phát triển đất tỉnh là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc UBND cấp tỉnh và do UBND tỉnh quyết định thành lập.

Nguồn vốn hoạt động của Quỹ gồm vốn nhà nước cấp và các nguồn vốn khác. Mức vốn nhà nước cấp cho Quỹ do UBND tỉnh quyết định khi thành lập Quỹ. Nguồn vốn khác của Quỹ có thể là vốn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ hoặc ủy thác quản lý của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Quỹ này cũng có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và huy động các nguồn khác theo quy định để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Quỹ cũng có nhiệm vụ ứng vốn cho các tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện đầu tư tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư theo quy hoạch.

Bên cạnh đó, Quỹ cũng ứng vốn cho ngân sách nhà nước để chi hỗ trợ thực hiện các đề án đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng bị Nhà nước thu hồi đất; hỗ trợ khoản chênh lệch cho hộ gia đình, cá nhân vào khu tái định cư trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu.

Quỹ hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn, bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và không vì mục đích lợi nhuận. Cơ chế tài chính áp dụng cho Quỹ là cơ chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo một phần hoặc bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.

Về cơ cấu tổ chức, Quỹ có Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ, cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ. Hội đồng quản lý quỹ có từ 5-7 thành viên. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phải là một Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

(Theo Đức Trung // Tin Chính phủ // Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Coi chừng vi phạm hình thức hợp đồng
  • Vi phạm pháp luật lao động, nhìn từ góc độ kinh tế
  • Kiểu bảo hộ tinh vi?
  • Phối hợp ngăn chặn vi phạm trong sản xuất kinh doanh gas
  • Không chồng chéo trong hoạt động kiểm tra hàng hóa
  • Kiểm toán Nhà nước chưa tham gia vụ “khách sạn trong công viên”
  • Mỹ thu hồi thuốc, Việt Nam vẫn cứ bán
  • Thuế đối với báo chí : Cần tính cơ chế đặc thù
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%